CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Quan hệ kinh tế--Việt Nam–Nhật Bản
1 Quan hệ kinh tế Việt Nam Nhật Bản : đánh giá 50 năm qua và hướng tới năm 2045 / Trần Văn Th // .- 2024 .- Số 1 (267) .- Tr. 3 - 9 .- 327
Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản cho đến nay là giao lưu giữa một nước đang phát triển với một nước tiên tiến, và quan hệ đó thay đổi cùng với sự phát triển của Việt Nam từ nước thu nhập thấp lên nước thu nhập trung bình. Trong quá trình đó dòng chảy tư bản chỉ một chiều từ Nhật Bản sang Việt Nam dưới hình thức vốn vay ưu đãi (ODA) và đầu tư trực tiếp (FDI) nhưng trọng tâm dần dần chuyển từ ODA sang FDI. Về mặt ngoại thương, cùng với tiến triển của công nghiệp hóa tại Việt Nam, phân công giữa hai nước chuyển từ hàng dọc sang hàng ngang. Đó là sự tiến hóa hợp quy luật. Chỉ tiếc là Việt Nam chưa tận dụng các nguồn lực từ Nhật Bản để phát triển nhanh và hiệu quả hơn. Để đạt mục tiêu trở thành nước có thu nhập cao vào năm 2045, Việt Nam cần liên tục tăng năng suất lao động qua nỗ lực chuyển dịch cơ cấu công nghiệp, tham gia sâu hơn và cao hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. Trong giai đoạn mới, ODA và FDI từ Nhật Bản cần có nội dung mới, cụ thể là ODA theo phương thức đề án (Offer-type ODA) kết hợp với FDI, song song với hợp tác về đào tạo nhân tài và về phát triển doanh nghiệp. Trong dài hạn Việt Nam sẽ tốt nghiệp ODA, và doanh nghiệp Việt Nam có khả năng đầu tư sang Nhật Bản, bắt đầu thời đại triển khai FDI hai chiều trong quan hệ Việt - Nhật.
2 Hợp tác kinh tế - Điểm sáng trong 50 năm quan hệ Việt Nam - Nhật Bản / Lưu Ngọc Trịnh, Trần Thế Tuân // .- 2024 .- Số 1 (267) .- Tr. 10 – 36 .- 327
Việt Nam và Nhật Bản đã chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao từ ngày 21/9/1973 song từ cuối những năm 1980, đầu những năm 1990, quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước mới thực sự phát triển mạnh mẽ, thực chất và toàn diện. Cho đến nay, Nhật Bản đã trở thành một đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam trên tất cả các khía cạnh ODA, FDI, thương mại, du lịch và hợp tác về lao động. Trên cơ sở làm rõ thực trạng quan hệ kinh tế Việt - Nhật trong 50 năm qua, bài viết chỉ ra một số khó khăn và vấn đề đặt ra, từ đó kiến nghị một số giải pháp cơ bản nhằm đưa mối quan hệ này lên một tầm cao mới trong tương lai.
3 Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trong bối cảnh giao thương khu vực Đông Á thế kỷ XVI-XVII / Nguyễn Văn Kim // .- 2024 .- Số 1 (267) .- Tr. 47 – 58 .- 327
Từ nhiều thế kỷ trước đây, Nhật Bản từng có mối giao thương rộng lớn với thế giới bên ngoài. Đến thế kỷ XVI-XVII, trong bối cảnh hệ thống giao thương quốc tế có những phát triển sôi động, Nhật Bản đã chủ động thiết lập quan hệ, tham gia vào các hoạt động kinh tế quốc tế. Hoạt động của các đoàn thuyền Châu ấn và chính sách tỏa quốc mà Mạc phủ Edo thực hiện sau đó đã để lại hệ quả nhiều mặt với Nhật Bản và các xã hội châu Á. Nhìn nhận hoạt động, vai trò của Nhật Bản trong bối cảnh Đông Á và thế giới thế kỷ XVI-XVII, bài viết muốn góp phần làm rõ vị thế địa - kinh tế, chiến lược của Nhật Bản; chủ trưởng, cách thức thiết lập quan hệ của chính quyền Edo với các quốc gia Đông Nam Á, đồng thời qua đó phân tích vai trò của các quốc gia, không gian biển Đông Nam Á với sự phát triển chung của khu vực.
4 Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn 1992-2022: thách thức và triển vọng hợp tác / Nguyễn Viết Xuân // .- 2023 .- Số 12 (285) - Tháng 12 .- Tr. 57-66 .- 327
Trên cơ sở đánh giá những kết quả tích cực của quan hệ Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn 1992-2022, bài viết tập trung làm rõ những khó khăn, thách thức và triển vọng của mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trong thời gian tới.