Tác động của tài chính toàn diện đến ổn định tài chính - Một số khuyến nghị cho Việt Nam
Tác giả: Ngô Minh Thu TrangTóm tắt:
Tài chính toàn diện có vai trò quan trọng đối với sự phát triển bền vững của một quốc gia, góp phần thúc đẩy và mở rộng khả năng tiếp cận tài chính của dân số, qua đó khuyến khích tiết kiệm và đầu tư đối với hộ gia đình và doanh nghiệp, tạo cơ hội phát triển đa dạng sản phẩm dịch vụ, mở rộng khách hàng, đa dạng hóa sản phẩm và thu nhập, góp phần hạn chế rủi ro và gia tăng lợi nhuận đối với các tổ chức cung ứng dịch vụ tài chính. Tài chính toàn diện cũng trở thành mục tiêu chiến lược quốc gia tại Việt Nam (theo Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 22/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025 và định hướng năm 2030). Ở một khía cạnh khác, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007 - 2008 đã khiến ngân hàng trung ương các nước chú trọng hơn đến việc đảm bảo ổn định tài chính nhằm phát triển hệ thống tài chính lành mạnh và minh bạch, giảm bớt các cú sốc và rủi ro hệ thống, góp phần hỗ trợ nền kinh tế phát triển bền vững. Bài viết này thực hiện nghiên cứu, phân tích những tác động của tài chính toàn diện đến ổn định tài chính, qua đó gợi ý một số giải pháp nhằm thúc đẩy tài chính toàn diện quốc gia hướng tới phát triển kinh tế bền vững.
- Tác động của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức đến lượng khí thải CO2 tại các quốc gia Châu Á : tiếp cận theo ngưỡng đô thị hóa
- Tác động của thực hiện các yếu tố ESG tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại tại khu vực châu Á
- Kinh nghiệm phát triển nền “kinh tế bạc” của Trung Quốc trong bối cảnh già hoá dân số và bài học cho Việt Nam
- Phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam : đổi mới từ nhận thức đến thực tiễn
- Ứng dụng công nghệ chuỗi khối (Blockchain) trong đổi mới sáng tạo tài chính