Hiệu lực của điều ước về ranh giới biển khi có sự thay đổi cơ bản của hoàn cảnh trong bối cảnh mực nước biển dâng
Tác giả: Trần Hoàng YếnTóm tắt:
Hiện tượng mực nước biển dâng do biến đổi khí hậu hiện đã gây ra các tác động trực tiếp đến các đặc điểm bờ biển như điểm cơ sở, đường cơ sở của các quốc gia ven biển và do vậy tác động đến quyền được hưởng vùng biển của tất cả quốc gia. Vấn đề pháp lí cốt lõi đặt ra là tác động của các thay đổi trên đối với các ranh giới biển đã được thiết lập thông qua thoả thuận giữa các quốc gia hoặc cơ quan tài phán quốc tế. Về vấn đề này, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 không có quy định nào trực tiếp điều chỉnh vấn đề hệ luỵ của hiện tượng này đối với các điều ước về ranh giới biển. Do vậy, việc thay đổi hiệu lực của điều ước thiết lập ranh giới biển phải tuân thủ các điều khoản có liên quan của thoả thuận đó hoặc các quy định có liên quan của luật điều ước quốc tế, đặc biệt là nguyên tắc về sự thay đổi cơ bản của hoàn cảnh theo quy định của Công ước Viên về Luật Điều ước năm 1969. Bài viết phân tích vấn đề hiệu lực của các điều ước phân định ranh giới biển trên cơ sở nguyên tắc về sự thay đổi cơ bản của hoàn cảnh trong bối cảnh mực nước biển dâng.
- Sự hội tụ của tội phạm trong lĩnh vực tài nguyên thiên nhiên : đề xuất chính sách ứng phó toàn diện
- Bảo đảm quyền con người trong đại dịch COVID-19 và những vấn đề pháp lý đặt ra cho Việt Nam
- Nghĩa vụ thông báo sự gia tăng rủi ro bảo hiểm trong Bộ nguyên tắc Luật hợp đồng bảo hiểm châu Âu - Một số gợi mở cho pháp luật Việt Nam
- Trách nhiệm hình sự - Tiếp cận chính sách
- Một số khó khăn, vướng mắc khi thi hành án liên quan đến tài sản là quyền sở hữu trí tuệ