CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Biển

  • Duyệt theo:
1 Phát triển sức mạnh biển của Việt Nam - Những gợi ý từ lý thuyết sức mạnh biển của Alfred Thayer Mahan / Ngô Thị Bích Lan // .- 2023 .- Volume 8 (N2) - Tháng 12 .- Tr. 55-60 .- 327.04

Trong phạm vi bài viết, tác giả sẽ phân tích tiềm năng phát triển sức mạnh biển của Việt Nam dựa theo lý thuyết mà Mahan đã đưa ra trong bối cảnh hiện đại. Trên cơ sở đó xác định các ưu điểm và hạn chế, đồng thời đề xuất giải pháp nhằm xây dựng và bảo vệ sức mạnh biển của Việt Nam.

2 Hiệu lực của điều ước về ranh giới biển khi có sự thay đổi cơ bản của hoàn cảnh trong bối cảnh mực nước biển dâng / Trần Hoàng Yến // .- 2024 .- Số 3 .- Tr. 103 – 118 .- 340

Hiện tượng mực nước biển dâng do biến đổi khí hậu hiện đã gây ra các tác động trực tiếp đến các đặc điểm bờ biển như điểm cơ sở, đường cơ sở của các quốc gia ven biển và do vậy tác động đến quyền được hưởng vùng biển của tất cả quốc gia. Vấn đề pháp lí cốt lõi đặt ra là tác động của các thay đổi trên đối với các ranh giới biển đã được thiết lập thông qua thoả thuận giữa các quốc gia hoặc cơ quan tài phán quốc tế. Về vấn đề này, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 không có quy định nào trực tiếp điều chỉnh vấn đề hệ luỵ của hiện tượng này đối với các điều ước về ranh giới biển. Do vậy, việc thay đổi hiệu lực của điều ước thiết lập ranh giới biển phải tuân thủ các điều khoản có liên quan của thoả thuận đó hoặc các quy định có liên quan của luật điều ước quốc tế, đặc biệt là nguyên tắc về sự thay đổi cơ bản của hoàn cảnh theo quy định của Công ước Viên về Luật Điều ước năm 1969. Bài viết phân tích vấn đề hiệu lực của các điều ước phân định ranh giới biển trên cơ sở nguyên tắc về sự thay đổi cơ bản của hoàn cảnh trong bối cảnh mực nước biển dâng.

3 An ninh hàng hải trong chính sách “Hành động hướng Đông” của Ấn Độ / Phạm Thủy Nguyên // .- 2023 .- Số 06 (61) - Tháng 12 .- Tr. 177-183 .- 327

Bài viết thông qua các chính sách và tài liệu của chính phủ Ấn Độ cùng các nhà nghiên cứu quốc tế, làm rõ quan tâm về an ninh hàng hải của Ấn Độ trong lĩnh vực an ninh và kinh tế; cũng như chiến lược hàng hải của nước trong chính sách “Hành động hướng Đông”.

4 Chi trả dịch vụ hệ sinh thái biển : công cụ hỗ trợ tài chính bền vững cho các khu bảo tồn biển / ThS. Nhất Hoàng // Tài nguyên & Môi trường .- 2021 .- Số 11 (361) .- Tr. 30-32 .- 363.7

Giới thiệu các bài học kinh nghiệm và mô hình áp dụng chi trả dịch vụ hệ sinh thái trên thế giới nhằm phân tích các tiềm năng, cơ hội và cơ sở khoa học cho việc phát triển công cụ chi trả dịch vụ hệ sinh thái trong điều kiện cụ thể nhằm áp dụng cho công tác quản lý các khu bảo tồn biển của Việt Nam.

5 Bảo vệ môi trường trong phát triển các khu kinh tế ven biển Việt Nam / ThS. Nguyễn Việt Dũng, ThS. Bùi Thị Hồng Hiếu // Quy hoạch xây dựng .- 2021 .- Số 111 .- Tr. 22-27 .- 363.7

Cung cấp các đánh giá về tình hình phát triển của các khu kinh tế ven biển tại Việt Nam, từ đó đề xuất các định hướng phát triển các khu kinh tế theo hướng bền vững trong việc bảo vệ môi trường và sử dụng tài nguyên.

6 Cơ sở pháp lý, thực tiễn quốc tế về cấm đánh bắt cá và trường hợp của Trung Quốc ở Biển Đông / Trần Thị Ngọc Sương // Luật học .- 2017 .- Số 9 (353) .- Tr. 47-59 .- 340

Giới thiệu các quy định của luật pháp quốc tế về cấm đánh bắt cá trên biển và phân tích các hoạt động cấm đánh bắt cá trong những năm gần đây ở một số quốc gia ven biển trên thế giới.

7 Các nguyên tắc xác định quyền tài phán của quốc gia trên biển / Nguyễn Thị Hồng Yến // Luật học .- 2017 .- Số 2 (201) .- Tr. 63-78 .- 340

Làm rõ định nghĩa và nội dung các nguyên tắc nền tảng trong việc xác định quyền tài phán của quốc gia ở trên biển, đồng thời chỉ ra mối quan hệ, cũng như thứ tự ưu tiên áp dụng của các nguyên tắc này trong quá trình xác định quyền tài phán của quốc gia trên các vùng biển.

8 An ninh hàng hải Biển Đông và hợp tác quốc tế trong bảo đảm an ninh hàng hải / Lê Mai Thanh // Nhà nước và Pháp luật .- 2017 .- Số 1 (345) .- Tr. 77-84 .- 340

Phân tích khái niệm an ninh hàng hải trong mối quan hệ với khái niệm an ninh khác và vai trò của hợp tác quốc tế trong bảo đảm an ninh hàng hải khu vực Biển Đông cũng như sự tham gia tích cực của Việt Nam vào quá trình hợp tác này.