CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Tranh chấp--Đất đai
1 Giải quyết tranh chấp đất đai theo Luật Đất đai năm 2024 / Phùng Thị Phương Thảo // .- 2024 .- Số 2 .- Tr. 25-28 .- 340
Phân tích những điểm mới về giải quyết tranh chấp đất đai; qua đó chỉ ra những nội dung cần tiếp tục làm rõ để nâng cao hơn nữa hiệu quả trong công tác giải quyết tranh chấp đất đai trong thời gian tới.
2 Thực trạng pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai và giải pháp hoàn thiện / Lưu Quốc Thái // .- 2023 .- Số 12 (172) - Tháng 12 .- Tr. 53 – 67 .- 340
Tranh chấp đất đai là hiện tượng phổ biến xảy ra trong đời sống xã hội. Đặc biệt, kể từ khi quyền sử dụng đất (QSDĐ) được coi là hàng hóa thì các tranh chấp về đất đai ngày càng trở nên phức tạp. Trong quá trình thực hiện kế hoạch thay đổi Luật Đất đai, Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã có một số nội dung mới liên quan đến vấn đề giải quyết tranh chấp đất đai đáng được ghi nhận. Tuy nhiên, theo Luật Đất đai 2024 mới vừa được Quốc hội thông qua ngày 18/01/2024 (có hiệu lực từ 01/01/2025) thì vấn đề này hầu như không có gì mới so với quy định của Luật Đất đai 2013 hiện hành. Vì vậy, bài viết này sẽ phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến tranh chấp đất đai, như: khái niệm tranh chấp đất đai, thẩm quyền, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai, đường lối giải quyết tranh chấp đất đai, nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai trong thời gian tới.
3 Thẩm quyền tranh chấp đất đai của tòa án: Một số bất cập và kiến nghị / Lê Thị Bích Chi, Nguyễn Thị Loan // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 23 (471) .- Tr.28 – 34 .- 340
Quá trình quản lý, sử dụng đất đai có thể phát sinh nhiều tranh chấp, như tranh chấp giữa cơ quan quản lý nhà nước với người sử dụng đất hoặc tranh chấp giữa những người sử dụng đất với nhau. Việc xác định chủ thể trong quan hệ tranh chấp và làm rõ nội hàm của khái niệm tranh chấp đất đai có ý nghĩa quyết định trong việc xác định chủ thể có thẩm quyền giải quyết, trình tự, thủ tục giải quyết. Tuy vậy, quy định về khái niệm tranh chấp đất đai và chủ thể có thẩm quyền giải quyết hiện còn nhiều bất cập, ảnh hưởng đến hiệu quả giải quyết tranh chấp cũng như gây lãng phí xã hội, cần sớm được hoàn thiện.
4 Đảm bảo tính đồng bộ, tính thống nhất trong pháp luật về giải quyết tranh chấp / Lê Hồng Hạnh, Lê Thị Thu Hằng // Luật học .- 2022 .- Số 5 .- Tr. 3-17 .- 340
Bài viết phân tích tính thiếu đồng bộ, thống nhất giữa các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động giải quyết tranh chấp đất đai, hệ lụy của chúng và trên cơ sở đó, đưa ra những kiến nghị hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai.
5 Kiến nghị sửa đổi Luật Đất đai từ thực tiễn giải quyết, xét xử tại tòa án / Nguyễn Hồng Nam, Nguyễn Hoàng Long // Tài nguyên & Môi trường .- 2022 .- Số 5(379) .- Tr. 18-20 .- 346.597
Tranh chấp đất đai là một trong những tranh chấp phức tạp, gay gắt nhất trong các loại hình tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án. Sau gần 10 năm thực hiện Luật Đất đai 2013, Toàn án đã có cố gắng và đạt được những thành tự quan trọng trong giải quyết, xét xử tranh chấp, khiếu kiện xét xử tội phạm liên quan đất đai.