Kinh nghiệm phát triển ngành Halal của Thái Lan
Tác giả: Đinh Công HoàngTóm tắt:
Thị trường Halal đã và đang phát triển nhanh chóng trên toàn thế giới. Ngày nay, đối tượng tiêu dùng sản phẩm Halal không chỉ dùng trong phạm vi 57 quốc gia Hồi giáo trên thế giới, mà nó còn là sự lựa chọn của nhiều người tiêu dùng tại các quốc gia phi Hồi giáo khác. Đối với các nước Hồi giáo, phát triển thị trường Halal mang ý nghĩa quan trọng trong việc gìn giữ nét văn hóa cũng như thể hiện sự tôn trọng và đáp ứng những yêu cầu của kinh Qur’an, luật Shariah và tiêu chuẩn Halal. Còn đối với những nước phi Hồi giáo, đây là cơ hội tốt cho các nước phát triển lĩnh vực kinh tế mới phù hợp với xu thế chung của thế giới về phát triển ngành công nghiệp không khói và bảo vệ môi trường, đồng thời là cơ hội cho các nước khai thác tiềm năng mới của “con gà đẻ trứng vàng” này. Trong bài viết này, tác giả tập trung phân tích kinh nghiệm quốc tế của Thái Lan, đây là một quốc gia phi Hồi giáo nhưng tốc độ tham gia thị trường Halal rất lớn. Vậy quốc gia này đã xây dựng chiến lược phát triển ngành Halal như thế nào? Và làm cách nào để sản phẩm Halal có mặt trên toàn thế giới, đặc biệt là những quốc gia Hồi giáo tin dùng? Việt Nam sẽ rút ra bài học như thế nào về phát triển ngành Halal phù hợp với điều kiện trong nước và đáp ứng nhu cầu thị trường quốc tế?
- Hiệu lực của Quyền Hiến định trong lĩnh vực luật tư: Xu thế nghiên cứu trên thế giới và triển vọng ở Việt Nam
- Hoàn thiện pháp luật xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu
- Cảm thức sinh thái trong thơ chữ Hán Việt Nam và Hàn Quốc
- Mờ hóa nhân vật trong Mù lòa của José Saramago và Thành phố bị kết án biến mất của Trần Trọng Vũ từ góc nhìn văn học so sánh
- Bài thơ Tiếng Việt của Lưu Quang Vũ nhìn từ góc độ cấu trúc văn bản