Phát triển mô hình đánh giá chất lượng kiểm toán khu vực công
Tác giả: Nguyễn Ngọc Khánh DungTóm tắt:
Chất lượng kiểm toán luôn được xem là ưu tiên hàng đầu của các Cơ quan Kiểm toán tối cao (SAI) nhằm nâng cao vị thế và uy tín của mình. Nghiên cứu nhằm mục đích phát triển mô hình đánh giá chất lượng kiểm toán khu vực công do các SAI thực hiện. Mô hình đánh giá chất lượng kiểm toán được đề xuất bao gồm sáu yếu tố có ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán. Trong đó, có ba yếu tố có vai trò là phương tiện đảm bảo gồm địa vị pháp lý, tính độc lập và năng lực của SAI; hai yếu tố đánh giá chất lượng kiểm toán trên thực tế là chất lượng công việc kiểm toán và chất lượng báo cáo kiểm toán; áp lực thể chế được xem là yếu tố có vai trò điều tiết ảnh hưởng của các yếu tố đảm bảo chất lượng kiểm toán. Nghiên cứu này đề xuất năm chỉ số đo lường chất lượng kiểm toán tương ứng hai thành phần của định nghĩa chất lượng kiểm toán là (i) phát hiện kiểm toán và (ii) báo cáo phát hiện kiểm toán. Theo đó, mô hình này cung cấp công cụ cho các SAI thiết kế và thực thi các chính sách nhằm tăng cường chất lượng kiểm toán.
- Bàn về vấn đề đạo đức của việc sử dụng trí tuệ nhân tạo trong kiểm toán
- Luật Benford và Kiểm toán quyết toán dự án hoàn thành
- Ngành kế toán, kiểm toán trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0
- Áp dụng quản trị lợi nhuận để phát hiện gian lận báo cáo tài chính qua kiểm toán tại doanh nghiệp
- Ảnh hưởng của trí tuệ nhân tạo đến nghề nghiệp kiểm toán