CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Kiểm toán

  • Duyệt theo:
1 Bàn về vấn đề đạo đức của việc sử dụng trí tuệ nhân tạo trong kiểm toán / Trần Nguyễn Bích Hiền, Vũ Thị Thu Huyền, Lương Thị Hồng Ngân // .- 2024 .- K2 - Số 264 - Tháng 5 .- Tr. 36-39 .- 657

Nghiên cứu nhằm mục đích dự đoán các khía cạnh đạo đức của việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong kiểm toán. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích trắc lượng thư mục, phương pháp suy luận diễn dịch, kết hợp hai khuôn khổ đạo đức tương lai là ETICA và ATE để làm rõ khái niệm AI, dự đoán ý nghĩa đạo đức của việc sử dụng AI trong kiểm toán dựa trên các đặc điểm, bản chất và chức năng dự định vốn có của AI, đồng thời đưa ra khuyến nghị về trách nhiệm, chính sách và quản lý AI trong kiểm toán.

2 Luật Benford và Kiểm toán quyết toán dự án hoàn thành / Đặng Anh Tuấn // .- 2024 .- Số 248 - Tháng 5 .- Tr. 90-94,101 .- 657

Kết quả phân tích chỉ ra rằng, dữ liệu chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình cả trước và sau khi kiểm toán đều tuân theo Luật Benford, nhưng dữ liệu sau kiểm toán có mức độ phù hợp với Luật Benford cao hơn. Điều này có nghĩa là, dữ liệu chi phí sau kiểm toán tin cậy hơn và ít sai sót hơn. Về mặt ứng dụng, kiểm toán viên có thể vận dụng phân phối Benford để xác định và khoanh vùng khu vực có gian lận nhằm hỗ trợ cho kiểm toán viên trong việc chọn mẫu kiểm tra chi tiết các hạng mục công việc có rủi ro cao.

3 Ngành kế toán, kiểm toán trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 / Võ Mỹ Linh, Lê Hồng Hạnh // .- 2024 .- Số 657 - Tháng 4 .- Tr. 22-24 .- 657

Trong những năm qua, Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 với sức ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu và đang ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiều lĩnh vực và ngành nghề khác nhau, lĩnh vực kế toán, kiểm toán cũng không nằm ngoài xu thế đó. Lao động kế toán, kiểm toán đứng trước áp lực cạnh tranh rất lớn cùng với cầu phải nâng cao trình độ, tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ. Để có thể cạnh tranh được với nguồn lao động của các nước trong khu vực, Việt Nam cần chú trọng phát triển nguồn nhân lực về kế toán, kiểm toán đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng trên cơ sở đổi mới và tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu theo chuyên ngành và đào tạo nâng cao học vấn nhằm tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao.

4 Áp dụng quản trị lợi nhuận để phát hiện gian lận báo cáo tài chính qua kiểm toán tại doanh nghiệp / Nguyễn Thị Đoan Trang // .- 2024 .- Số 824 - Tháng 5 .- Tr. 65-67 .- 657

Chế độ kế toán đưa ra quyền lựa chọn một số phương pháp kế toán hay ước tính kế toán cho doanh nghiệp lựa chọn khi ghi nhận doanh thu và chi phí. Vì vậy, nhà quản lý có thể vận dụng điểm này để có những tác động nhằm thay đổi thông tin lợi nhuận trên báo cáo tài chính. Schipper (1989) cho rằng, sự điều chỉnh lợi nhuận nhằm đạt mục tiêu đã đặt ra trước đó của nhà quản trị, nó là một sự can thiệp có tính toán kỹ lưỡng trong quá trình cung cấp thông tin tài chính nhằm đạt được những mục đích cá nhân được xem là quản trị lợi nhuận. Từ các kỹ thuật thực hiện quản trị lợi nhuận có thể phát hiện gian lận báo cáo tài chính thông qua kiểm toán tại doanh nghiệp.

5 Ảnh hưởng của trí tuệ nhân tạo đến nghề nghiệp kiểm toán / Nguyễn Ngọc Khánh Dung // .- 2024 .- Số 246 - Tháng 3 .- Tr. 90-95 .- 657

Kết quả phân tích chỉ ra rằng, việc ứng dụng AI trong hoạt động kiểm toán là xu thế không thể đảo ngược nhằm thích ứng với sự biến đổi của xã hội và đảm bảo vị trí của nghề nghiệp trong xã hội. Ứng dụng AI góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả kiểm toán, đồng thời cung cấp phương tiện giúp KTV có thể và có khả năng phát hiện gian lận, cảnh báo sớm rủi ro phá sản và cung cấp thông tin hữu ích hơn về khả năng hoạt động liên tục của khách hàng. Tuy nhiên, AI có những thách thức mà nghề kiểm toán phải vượt qua, như: bảo mật, sử dụng và chia sẻ dữ liệu, rủi ro mới nổi do ứng dụng các công nghệ cao, việc giải thích kết quả do AI tạo ra và vấn đề về đạo đức.

6 Phát triển mô hình đánh giá chất lượng kiểm toán khu vực công / Nguyễn Ngọc Khánh Dung // .- 2024 .- Số 820 - Tháng 3 .- .- 332

Chất lượng kiểm toán luôn được xem là ưu tiên hàng đầu của các Cơ quan Kiểm toán tối cao (SAI) nhằm nâng cao vị thế và uy tín của mình. Nghiên cứu nhằm mục đích phát triển mô hình đánh giá chất lượng kiểm toán khu vực công do các SAI thực hiện. Mô hình đánh giá chất lượng kiểm toán được đề xuất bao gồm sáu yếu tố có ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán. Trong đó, có ba yếu tố có vai trò là phương tiện đảm bảo gồm địa vị pháp lý, tính độc lập và năng lực của SAI; hai yếu tố đánh giá chất lượng kiểm toán trên thực tế là chất lượng công việc kiểm toán và chất lượng báo cáo kiểm toán; áp lực thể chế được xem là yếu tố có vai trò điều tiết ảnh hưởng của các yếu tố đảm bảo chất lượng kiểm toán. Nghiên cứu này đề xuất năm chỉ số đo lường chất lượng kiểm toán tương ứng hai thành phần của định nghĩa chất lượng kiểm toán là (i) phát hiện kiểm toán và (ii) báo cáo phát hiện kiểm toán. Theo đó, mô hình này cung cấp công cụ cho các SAI thiết kế và thực thi các chính sách nhằm tăng cường chất lượng kiểm toán.

7 Vai trò của tổ chức nghề nghiệp trong gắn kết đào tạo kế toán, kiểm toán giữa nhà trường và doanh nghiệp / Trần Khánh Lâm // .- 2024 .- Số 820 - Tháng 3 .- Tr. 147-151 .- 657

Nghiên cứu này tập trung vào sự tương tác giữa giáo dục đại học và nghề nghiệp trong ngành kế toán và kiểm toán. Nghiên cứu từ các nước: Brazil, Ghana, Nam Phi cho thấy sự thích ứng, đổi mới trong giáo dục kế toán và những thách thức như sự chênh lệch giữa lý thuyết và thực tiễn nghề nghiệp, qua đó, khẳng định tầm quan trọng của sự hợp tác giữa trường đại học và tổ chức nghề nghiệp để phát triển chương trình giáo dục kế toán, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động hiện đại.

8 Ảnh hưởng từ yếu tố chuyên gia trong doanh nghiệp kiểm toán đến tính kịp thời của báo cáo tài chính / Phạm Thanh Hùng, Nguyễn Thị Trà Giang // .- 2024 .- Số 820 - Tháng 3 .- Tr. 159-161 .- 657.45

Sử dụng dữ liệu thu thập của 26 ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2014 - 2021, bài viết nghiên cứu sự ảnh hưởng của yếu tố chuyên gia của doanh nghiệp kiểm toán đến tính kịp thời của báo cáo tài chính. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tính kịp thời của báo cáo tài chính của ngân hàng không bị ảnh hưởng bởi yếu tố chuyên gia của doanh nghiệp kiểm toán, mà chịu tác động của ý kiến kiểm toán, quy mô ngân hàng, lợi nhuận kinh doanh và thời gian hoàn thành báo cáo tài chính.

9 Lồng ghép nội dung phát triển bền vững trong đào tạo kiểm toán theo chuẩn mực ISSA 5000 / Trần Khánh Lâm // .- 2024 .- Số 821 - Tháng 3 .- Tr. 66-68 .- 657

Nghiên cứu này tập trung vào việc tích hợp chuẩn mực Quốc tế về Đảm bảo Bền vững (ISSA) 5000 vào đào tạo kiểm toán tại Việt Nam. Kết quả cho thấy: Nhận thức về ISSA 5000 còn hạn chế, chưa đồng đều giữa các giảng viên, việc đào tạo và truyền thông cần chuyên sâu hơn; Việc tích hợp nội dung phát triển bền vững vào chương trình giảng dạy còn hạn chế, chưa đồng đều giữa các cơ sở đào tạo; mức độ sẵn sàng hội nhập ISSA 5000 còn khác biệt, nguồn lực và tiếp cận tài liệu còn bất cập... Nghiên cứu cũng đề xuất cách tiếp cận đa ngành trong đào tạo kiểm toán, cần tích hợp kiến thức về tài chính, môi trường xã hội, kỹ năng cần thiết cho sinh viên... Điều này không chỉ giới hạn ở học thuật mà cần mở rộng kỹ năng thực tế ứng dụng, đặc biệt trong bối cảnh phát triển hội nhập toàn cầu.

10 Vai trò của kiểm toán trong phát hiện gian lận tài chính tại doanh nghiệp / Phạm Thị My // .- 2024 .- Số (652+653) - Tháng 02 .- Tr. 13 - 15 .- 658

Bài viết tập trung vào vai trò của kiểm toán trong việc phát hiện gian lận tài chính. Kiểm toán viên có nhiệm vụ đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy của báo cáo tài chính bằng cách xác nhận và kiểm tra các giao dịch, thông tin và tuân thủ quy định kế toán. Để tăng cường vai trò của kiểm toán trong phát hiện gian lận, cần có sự cải thiện liên tục về phương pháp và quy trình kiểm toán, sử dụng công nghệ thông tin và phân tích dữ liệu. Vai trò của kiểm toán ngày càng quan trọng trong bối cảnh môi trường kinh doanh phức tạp yêu cầu tính minh bạch và trách nhiệm xã hội.