Xu hướng ODA của khu vực Trung Đông và khả năng hợp tác với Việt Nam
Tác giả: Lê Bích NgọcTóm tắt:
Trong gần 30 năm qua, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đã đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, tuy nhiên kể từ khi Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình, việc thu hút nguồn vốn ODA có những thay đổi đi kèm với giảm bớt các ưu đãi và điều kiện trong các khoản vay. Điều đó đòi hỏi phải có các hướng tiếp cận mới, đa dạng hóa nguồn vốn ODA từ nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế khác. Trong giai đoạn từ năm 2019, một số quốc gia Trung Đông, trong đó có Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) đã tham gia vào việc hỗ trợ phát triển cho các quốc gia khác trên thế giới và UAE đã trở thành một trong 10 nước tài trợ ODA lớn nhất thế giới trong những năm gần đây. Năm 2020, tổng số vốn tài trợ của UAE là 1,695 tỷ USD, bằng 0,48% GNI, vẫn là quốc gia có tỷ lệ hỗ trợ phát triển ODA/GNI cao trên thế giới.
- Thiết kế đô thị vì sức khỏe cộng đồng
- Nghiên cứu các yếu tố hấp dẫn đô thị : lấy TP. HCM làm nghiên cứu điển hình
- Nghiên cứu thực nghiệm xác định áp lực sóng xung kích trên bề mặt đất do 2 lượng nổ liên tiếp trong không khí
- Sử dụng lý thuyết biến dạng cắt tính toán động lực học của dầm bê tông cốt thanh composite aramid trên nền đàn hồi chịu tác dụng của hệ dao động di động
- Kinh nghiệm phát triển kinh tế số của một số quốc gia Đông Á và bài học tham khảo cho Việt Nam