Điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong bối cảnh lạm phát thế giới tăng cao từ năm 2022 đến nay – Một số khuyến nghị chính sách
Tác giả: Vũ Chi Mai, Phạm Gia KhánhTóm tắt:
Trong giai đoạn vừa qua, điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) của ngân hàng trung ương (NHTW) các quốc gia phải ứng phó các cú sốc lạm phát gia tăng hậu Covid-19 với nguyên nhân chủ yếu là giá cả hàng hóa, năng lượng gia tăng do việc tái tổ chức chuỗi giá trị cung ứng toàn cầu, căng thẳng địa chính trị, biến đổi khí hậu và chủ nghĩa bảo hộ lương thực... Tỷ giá hối đoái được xem là một công cụ đệm của CSTT nhằm hỗ trợ nền kinh tế, đặc biệt, thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát bởi cơ chế truyền dẫn của tỷ giá sẽ tác động trực tiếp tới xuất, nhập khẩu, qua đó ảnh hưởng tới giá cả hàng hóa trong nước. Giai đoạn từ năm 2022 đến nay, trước bối cảnh Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) liên tục tăng lãi suất, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã điều hành tỷ giá tương đối ổn định, đặc biệt là tỷ giá với các ngoại tệ như Đô la Mỹ, Euro và các ngoại tệ khác tại các quốc gia có quan hệ giao thương đáng kể với Việt Nam nhằm duy trì ổn định vĩ mô trong nước, hỗ trợ đầu tư, sản xuất phát triển. Tuy nhiên, trong thời gian tới, tỷ giá hối đoái có thể tiếp tục chịu nhiều áp lực do lạm phát vẫn ở mức cao, xung đột chính trị giữa các quốc gia vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt... tiềm ẩn các nguy cơ ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư, sản xuất - kinh doanh và biến động tỷ giá trên thị trường ngoại hối.
- Lựa chọn phương pháp hạch toán tỷ giá đối với các giao dịch bằng ngoại tệ
- Thông tin chênh lệch tỷ giá hối đoái trong báo cáo tài chính và giá cổ phiếu của các công ty niêm yết
- Ảnh hưởng của tỷ giá đến đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam
- Tác động của giá dầu, tỷ giá, lạm phát lên tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
- Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái : bàn luận về Chuẩn mực kế toán Quốc tế (IAS 21) và Chuẩn mực Kế toán Việt Nam (VAS 10