Xác định thẩm quyền tài phán trong giải quyết tranh chấp thương mại điện tử xuyên biên giới: Kinh nghiệm của Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu và bài học cho Việt Nam/
Tác giả: Trần Thị Thu PhươngTóm tắt:
Vấn đề xác định thẩm quyền tài phán luôn là mối quan tâm đối với các quốc gia. Từ nhiều thế kỉ nay, quan niệm truyền thống về thẩm quyền tài phán luôn gắn với yếu tố lãnh thổ. Tuy nhiên, trong bối cảnh phát triển của thương mại điện tử, việc xác định thẩm quyền tài phán của tòa án quốc gia dường như không còn đơn giản, khi trong không gian mạng không tồn tại khái niệm lãnh thổ. Do vậy, việc sử dụng yếu tố lãnh thổ để xác định thẩm quyền tài phán của quốc gia trong không gian mạng nói chung và trong giải quyết các tranh chấp thương mại điện tử xuyên biên giới nói riêng cần phải được xem xét lại. Bên cạnh đó, việc tìm ra yếu tố kết nối khác là vấn đề đặt ra đối với tất cả các quốc gia. Bài viết giới hạn nghiên cứu ở thẩm quyền xét xử của toà án đối với các vụ việc phát sinh từ hoặc có liên quan đến các giao dịch với người tiêu dùng trong lĩnh vực thương mại điện tử xuyên biên giới. Trên cơ sở phương pháp so sánh luật học, bài viết tập trung phân tích kinh nghiệm của Hoa Kỳ và kinh nghiệm của Liên minh châu Âu để đưa ra một số gợi ý tham khảo cho Việt Nam.
- Trọng tài Gafta – Những điểm khác biệt với trọng tài thông thường
- Phát triển cơ chế giải quyết tranh chấp trực tuyến thông minh để bảo vệ người tiêu dùng ASEAN
- Các tranh chấp thương mại : thực trạng và những vấn đề đặt ra
- Kỹ năng của luật sư khi tham gia giải quyết các tranh chấp thương mại
- Tài trợ của bên thứ ba trong tố tụng trọng tài và tố tụng tòa án trong tranh chấp thương mại