Nâng cao chất lượng đào tạo thông qua việc gắn chặt đào tạo cơ bản với đào tạo thực tế tại Học viện Ngân hàng
Tác giả: Bùi Hữu ToànTóm tắt:
Đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu thị trường lao động có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển giáo dục và kinh tế - xã hội của đất nước nói chung, đối với các trường đại học và cao đẳng nói riêng. Do đó, các trường đại học cần phải đổi mới và cập nhật chương trình đào tạo của mình sao cho vừa đảm bảo nhu cầu lao động nói chung, vừa đáp ứng những đòi hỏi cụ thể về nghề nghiệp đối với đầu ra. Chính vì vậy, hiện nay, các trường đại học, trong đó có Học viện Ngân hàng (HVNH), đều chú trọng vào việc đào tạo lí thuyết gắn liền với thực tế, lấy người học làm trung tâm để tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, chủ động, sáng tạo trong mọi công việc. Bài viết tập trung phân tích tổng quan về gắn hoạt động đào tạo lí thuyết với thực tế thông qua mô hình Ba Nhà (Triple Helix), đánh giá thực trạng đào tạo gắn với thực tế tại HVNH đối với cả giảng viên và sinh viên. Từ đó, đề xuất các khuyến nghị, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo gắn với thực tế của nhà trường. Từ khóa: Đào tạo, thực tế, giảng viên, sinh viên.
- Tác động của nghiên cứu - phát triển, môi trường - xã hội - quản trị đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng
- Giải pháp hạn chế nạn “tín dụng đen” tại Việt Nam
- Các yếu tố ảnh hưởng đến vốn trí tuệ tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
- Thực thi ESG trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam : thực trạng và một số giải pháp
- Chiến lược ESG góp phần thúc đẩy tăng trưởng xanh kinh tế xanh trong ngành ngân hàng