Pháp luật Việt Nam về bảo hiểm hưu trí và một số kiến nghị sửa đổi
Tác giả: Trần Thị Thúy LâmTóm tắt:
Sau gần 10 năm thực hiện, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 đang trong quá trình sửa đổi. Một trong những nội dung trọng tâm được Nhà nước, xã hội và người lao động đặc biệt quan tâm trong sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội lần này, đó chính là bảo hiểm hưu trí bởi tình trạng người lao động hưởng bảo hiểm xã hội một lần, rời khỏi hệ thống bảo hiểm xã hội ngày càng có xu hướng gia tăng. Điều này không chỉ khiến người lao động tự tước đi quyền được tham gia, thụ hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, đặc biệt là các chế độ dài hạn như hưu trí, tử tuất, dẫn đến rủi ro đối với chính người lao động trong tương lai mà còn tạo ra những thách thức lớn trong việc thực hiện mục tiêu mở rộng bảo hiểm xã hội và đảm bảo an sinh xã hội đất nước theo Nghị quyết số 28/NQ-TW. Bài viết phân tích quy định của pháp luật, thực tiễn và những vướng mắc chủ yếu trong thực hiện pháp luật về bảo hiểm hưu trí bắt buộc. Trên cơ sở đó đề xuất những kiến nghị sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, góp phần hoàn thiện Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) về bảo hiểm hưu trí.
- Sự hội tụ của tội phạm trong lĩnh vực tài nguyên thiên nhiên : đề xuất chính sách ứng phó toàn diện
- Bảo đảm quyền con người trong đại dịch COVID-19 và những vấn đề pháp lý đặt ra cho Việt Nam
- Nghĩa vụ thông báo sự gia tăng rủi ro bảo hiểm trong Bộ nguyên tắc Luật hợp đồng bảo hiểm châu Âu - Một số gợi mở cho pháp luật Việt Nam
- Trách nhiệm hình sự - Tiếp cận chính sách
- Một số khó khăn, vướng mắc khi thi hành án liên quan đến tài sản là quyền sở hữu trí tuệ