Thẩm quyền để xử lí ngân hàng đang đổ vỡ một cách nhanh chóng và kịp thời - Nhìn từ kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho Việt Nam
Tác giả: Tạ Quang ĐônTóm tắt:
Trong năm vừa qua, chúng ta đã chứng kiến rất nhiều vụ sụp đổ của những ông lớn trong lĩnh vực ngân hàng, điều này dấy lên hồi chuông cảnh báo về tính chất dễ đổ vỡ của ngân hàng. Việc một ngân hàng đổ vỡ thể hiện kỉ luật thị trường đối với những ngân hàng có hoạt động kinh doanh thiếu an toàn, lành mạnh nhưng lại tạo ra nhiều hệ lụy cho nền kinh tế, ảnh hưởng đến niềm tin của công chúng và người gửi tiền. Do vậy, cơ quan quản lí nhà nước cần phải có những công cụ để hài hòa hóa mối quan hệ này, vừa tăng trách nhiệm của chủ sở hữu, cổ đông và người có liên quan của ngân hàng, vừa bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền và chủ nợ của ngân hàng đó. Để làm được điều này, cơ quan quản lí cần có những thẩm quyền cho phép xử lí ngân hàng một cách nhanh chóng, kịp thời nhằm giúp cho các ngân hàng giải quyết được khó khăn trước mắt, không để cho tình trạng khó khăn của ngân hàng trở nên trầm trọng hơn. Bài viết làm rõ một số trường hợp cơ quan có thẩm quyền đã xử lí đối với các ngân hàng lớn trong thời gian gần đây nhằm đưa ra một số khuyến nghị cho Việt Nam trong quá trình hoàn thiện pháp luật về xử lí ngân hàng yếu kém.
- Đánh giá mức độ an toàn trong hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2021 - 2023
- Cơ hội và thách thức khi ứng dụng công nghệ chuỗi khối trong ngành ngân hàng
- Khẩu vị rủi ro của các ngân hàng Thương mại Việt Nam
- Ảnh hưởng của số hóa đến biên lãi ròng của Ngân hàng thương mại Việt Nam
- Những thách thức trong hoạt động tín dụng xanh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam