Trách nhiệm của trí tuệ nhân tạo: quy định của pháp luật cộng hòa pháp về phần mềm hỗ trợ quyết định và chẩn đoán y tế và kinh nghiệm cho Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Hoàng Thái Hy, Nguyễn Phượng AnTóm tắt:
Kết hợp trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence - AI) và y học có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của toàn ngành y, đặc biệt về việc cải thiện chất lượng khám, chữa bệnh. Dù vậy, sự phát triển này lại đặt ra câu hỏi về sự thích ứng của các quy tắc pháp lý được áp dụng trong trường hợp thiệt hại do các công nghệ này gây ra. Tại Pháp, một quốc gia tiên phong trong việc nghiên cứu và phát triển pháp luật công nghệ, vấn đề quy định về trách nhiệm pháp lý đối với AI đang là một vấn đề tranh gây tranh cãi giữa hai trường phái. Một bên cho rằng AI phải được công nhận như một chủ thể pháp luật và chịu trách nhiệm pháp lý như các chủ thể khác. Nhưng cũng có nhiều ý kiến cho rằng pháp luật hiện hành vẫn có thể điều chỉnh việc sử dụng AI trong hoạt động khám chữa bệnh chỉ với các điều chỉnh phù hợp. Bài viết này sẽ đánh giá về mặt lý luận cả hai quan điểm “cải tổ” và “điều chỉnh” pháp luật hiện hành mà giới khoa học Pháp đã và đang tranh luận sôi nổi. Đồng thời, cũng sẽ phân tích những hạn chế trong việc áp dụng pháp luật Pháp hiện hành trong lĩnh vực y tế đối với trách nhiệm pháp lý có liên quan đến AI về đưa ra những kinh nghiệm lập pháp cho Việt Nam.
- Khoa học và công nghệ phục vụ tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn, giảm phát thải khí nhà kính tại Việt Nam
- Máy tính lượng tử, cơ hội và thách thức đối với an toàn an ninh
- Trắc nghiệm thích ứng trên máy tính: Giải pháp mới đánh giá năng lực thí sinh
- Nghiên cứu hóa học về lipid và phát triển các chuỗi sản phẩm từ sinh vật biển Việt Nam
- Ứng dụng mô hình quản trị tinh gọn tích hợp số hóa dịch vụ khám chữa bệnh ngoại trú