Tổng hợp vật liệu tioz/fe3o4 nanocomposit để tách chiết và làm giàu pb, ứng dụng phân tích pb trong mẫu nước
Tác giả: Trần Thị Thanh Thúy, Vũ Hữu Tài, Nguyễn Văn Trọng, Lê Hoài ÂnTóm tắt:
Ion chì trong mẫu được làm giàu bằng vật liệu TiO/Fe3O,nanocomposit — chất hấp phụ pha rắn với kỹ thuật chiết pha rắn, sau đó được giải hấp phụ và xác định bằng phương pháp phổ nguyên tử. Tính chất của vật liệu TiO/Fe3O4 nanocomposit được phân tích bằng các phương pháp SEM, EDX, XRD. Các điều kiện chiết pha rắn sử dụng vật liệu TiO2/Fe3O4 nanocomposit như pH của dung dịch, khối lượng của vật liệu, thời gian hấp phụ, nồng độ chất giải hấp phụ được lần lượt khảo sát để đạt hiệu suất hấp phụ và giải hấp phụ cao nhất. Kết quả cho thấy khi sử dụng 150 mg chất hấp phụ trong 60 phút ở pH 8 và nồng độ chất giải hấp phụ HNO3 2M thì hiệu suất hấp phụ đạt 100% và hiệu suất giải hấp đạt 94,5% với nồng độ ban đầu của ion Pb2+ là 200 pg/L. Với các điều kiện tối ưu, ion chì được xác định bằng phương pháp phổ nguyên tử GF-AAS với nồng độ chì theo đường chuẩn tuyến tính trong khoảng 5,0-40,0 ug/L (r2=0,9998). Giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng của phương pháp lần lượt là 0,9 ug/L và 3,0 ug/L; hiệu suất thu hồi của phương pháp khoảng 92,1%. Phương pháp được ứng dụng để xác định ion chì trong mẫu nước.
- Giảm thiểu ngập úng cho các đô thị vùng Đồng bằng sông Hồng trong điều kiện biến đổi khí hậu đảm bảo phát triển bền vững
- Mô hình xử lý chất thải rắn hữu cơ tại nguồn nhằm giảm thiểu phát thải khí nhà kính gây biến đổi khí hậu
- Đánh giá tiềm năng sản xuất khí sinh học từ phế phụ phẩm ngành chế biến rau quả tại Việt Nam
- Mô hình khai thác, sử dụng hè phố để phát triển du lịch, kinh tế đô thị bền vững tại Thủ đô Hà Nội
- Giải pháp tái sử dụng tro từ lò đốt chất thải rắn sinh hoạt để sản xuất gạch không nung phục vụ trong Quân đội ở Việt Nam