Nghiên cứu về cách phát âm tiếng Nhật của người Việt : tiếp cận từ ngôn ngữ học so sánh đến ngữ điệu từ cách nhìn ngôn ngữ ví von về âm thanh
Tác giả: Hisashi SakataTóm tắt:
Nghiên cứu về cách phát âm tiếng Nhật của người Việt : tiếp cận từ ngôn ngữ học so sánh đến ngữ điệu từ cách nhìn ngôn ngữ ví von về âm thanh/ Hisashi Sakata// Khoa học – Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học thành phố Hồ Chí Minh Bài viết này nghiên cứu ngữ âm tiếng Nhật dành cho người Việt học tiếng Nhật với phương pháp so sánh đối chiếu ngôn ngữ, tập trung chủ yếu vào nhịp điệu lời nói. Vì người Việt học tiếng Nhật thường gặp vấn đề khi phát âm tiếng Nhật nên yêu cầu lớn thường được đặt ra đối với giáo viên người Nhật tại Việt Nam là giúp cải thiện khả năng phát âm của người Việt học tiếng Nhật. Ngoài ra còn có một số lý do thực tế khác, chẳng hạn chứng minh khả năng thông thạo tiếng Nhật trong các cuộc phỏng vấn xin việc do nhu cầu của công dân Việt Nam tìm kiếm cơ hội việc làm tốt hơn. Hiện có rất ít nghiên cứu hoặc bài giảng ngữ âm tiếng Nhật cho người Việt, đặc biệt là trong lĩnh vực ngôn ngữ học so sánh. Người ta không chứng minh được các ngôn ngữ trên thế giới đều được phân chia thành hai cực khác nhau. Có một số phương pháp để quan sát nhịp điệu của ngôn ngữ mà không phải là phương pháp luận phân chia làm hai cực, trong khi nhiều nghiên cứu vẫn chỉ khẳng định tính ưu việt của phương pháp luận phân chia làm hai cực. Bài viết này thiên về sử dụng phương pháp PVI (Pairwise Variability Index) để quan sát nhịp điệu. Dù vậy, hiện không có thông tin về việc xây dựng nhịp điệu ngôn ngữ bắt nguồn từ chỉ số PVI và vì thế bài viết này cũng không cung cấp được thông tin về việc xây dựng nhịp điệu ngôn ngữ bắt nguồn từ chỉ số PVI. Nghiên cứu này không chỉ so sánh tiếng Việt và tiếng Nhật mà còn mở rộng so sánh với tiếng Anh, tiếng Pháp. Theo kết luận của một nghiên cứu trước đây: “Nguyên nhân của sự hỗn loạn nhịp điệu âm tiết tiếng Nhật của người Việt khi nói tiếng Nhật là do bản chất ngôn ngữ đơn âm của tiếng Việt”. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, không thể biết cấu tạo của nhịp điệu từ quan điểm sự phân chia làm hai cực. Do đó, nghiên cứu này muốn khẳng định rằng sự phẫn chia hai cực không phải là lý do tồn tại của các ngôn ngữ đơn tiết như tiếng Việt mà thực chất là nguyên nhân của ngôn ngữ có nhịp điệu như tiếng Việt.
- Khoa học và công nghệ phục vụ tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn, giảm phát thải khí nhà kính tại Việt Nam
- Máy tính lượng tử, cơ hội và thách thức đối với an toàn an ninh
- Trắc nghiệm thích ứng trên máy tính: Giải pháp mới đánh giá năng lực thí sinh
- Nghiên cứu hóa học về lipid và phát triển các chuỗi sản phẩm từ sinh vật biển Việt Nam
- Ứng dụng mô hình quản trị tinh gọn tích hợp số hóa dịch vụ khám chữa bệnh ngoại trú