Tháo gỡ “nút thắt” trong liên kết kinh tế vùng ở Việt Nam
Tác giả: Tạ Thị ĐoànTóm tắt:
Vấn đề liên kết kinh tế, liên kết vùng là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước trong nhiều năm qua để đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam. Việc liên kết vùng sẽ tạo ra những lợi thế cạnh tranh mới, phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương và cả vùng trong phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Tuy nhiên, trong quá trình thực tiễn liên kết kinh tế vùng thời gian qua đã bộc lộ không ít hạn chế, hiệu quả mang lại chưa như kỳ vọng. Để tiếp tục phát triển liên kết kinh tế vùng có hiệu quả, đòi hỏi phải điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách nhằm tháo gỡ những “nút thắt”, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho việc phát triển liên kết kinh tế vùng bền vững.
- Tác động của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức đến lượng khí thải CO2 tại các quốc gia Châu Á : tiếp cận theo ngưỡng đô thị hóa
- Tác động của thực hiện các yếu tố ESG tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại tại khu vực châu Á
- Kinh nghiệm phát triển nền “kinh tế bạc” của Trung Quốc trong bối cảnh già hoá dân số và bài học cho Việt Nam
- Phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam : đổi mới từ nhận thức đến thực tiễn
- Ứng dụng công nghệ chuỗi khối (Blockchain) trong đổi mới sáng tạo tài chính