Chất lượng thể chế, hội nhập kinh tế và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Trần Xuân Linh, Nguyễn Bảo Duy, Quách Mỹ Hương, Trần Thị Nhật Linh, Nguyễn Thuận Gia Nghi, Nguyễn Ngọc Yến NhiTóm tắt:
Bài viết này nghiên cứu về thước đo chất lượng thể chế cấp tỉnh tại Việt Nam nhằm đánh giá sự tác động, phản ánh mối quan hệ giữa chất lượng thể chế, mức độ hội nhập kinh tế của 63 tỉnh, thành phố đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. Thông qua phương pháp hồi quy bội theo cách tiếp cận Bayes và lấy mẫu Gibbs, nghiên cứu sử dụng các biến chính nghiên cứu bao gồm: Chất lượng thể chế, Độ mở nền kinh tế, Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng sử dụng 2 biến kiểm soát gồm: Đầu tư tư nhân và Đầu tư công. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 3 biến chính tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đưa ra một số hàm ý chính sách cho Việt Nam trong thời gian tới.
- Chính sách tài chính phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải đường sắt ở Việt Nam
- Tác động của lãnh đạo chuyển đổi số lên hành vi đổi mới số của nhân viên ngành vận tải và logistics tại Việt Nam
- Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn thanh toán bằng ví điện tử MoMo của sinh viên
- Đo lường chỉ số bao trùm sử dụng dịch vụ y tế của nhóm dân tộc thiểu số Việt Nam giai đoạn 2008-2022
- Rủi ro khí hậu và các giải pháp ứng phó của hệ thống ngân hàng Việt Nam