Hợp tác trên biển của ASEAN – vai trò, thách thức và giải pháp
Tác giả: Trần Thắng LongTóm tắt:
Hợp tác quốc tế trên biển là một trong những nội dung hợp tác quan trọng trong khuôn khổ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và là hướng hợp tác chính trong tiến trình hội nhập hưởng đến Cộng đồng ASEAN. Hợp tác trên biển bao gồm nhiều vấn đề hợp tác cụ thể, bảo gồm kết nối hàng hải, an ninh và an toàn hàng hải, tìm kiếm và cứu nạn, an toàn và an ninh của các hệ thống thông tin liên lạc trên biển, quản lý và bảo vệ hệ sinh thái hàng hải, đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường biển và nguồn lợi thủy sản và du lịch sinh thái. Với vị trí địa chính trị và tầm quan trọng đặc biệt về kinh tế, an ninh, quốc phòng, hợp tác giữa các quốc gia ASEAN có tác động không nhỏ đến hòa bình, an ninh và sự ổn định của khu vực và trên thế giới. Mặc dù vậy, hợp tác trên biển của ASEAN đối mặt với những khó khăn và thách thức không nhỏ, đặc biệt là những thách thức đến từ tình thế “tiến thoái lưỡng nan” trong quan hệ giữa các quốc gia ASEAN với những cường quốc trong khu vực và trên thế giới, nỗ lực tìm đến sự cân bằng giữa chủ quyền quốc gia và lợi ích chung của khu vực và hạn chế về mặt thể chế và cơ chế giám sát thực thi những cam kết của các quốc gia thành viên. Bài viết nghiên cứu vai trò và phân tích những thách thức pháp lý tác động đến hợp tác trên biển của ASEAN, từ đó thảo luận về những giải pháp nhằm tháo gỡ các thách thức và thúc đẩy hợp tác trên biển của ASEAN một cách hiệu quả.
- Tác động của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức đến lượng khí thải CO2 tại các quốc gia Châu Á : tiếp cận theo ngưỡng đô thị hóa
- Tác động của thực hiện các yếu tố ESG tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại tại khu vực châu Á
- Kinh nghiệm phát triển nền “kinh tế bạc” của Trung Quốc trong bối cảnh già hoá dân số và bài học cho Việt Nam
- Phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam : đổi mới từ nhận thức đến thực tiễn
- Ứng dụng công nghệ chuỗi khối (Blockchain) trong đổi mới sáng tạo tài chính