CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Hợp tác quốc tế
1 Khung pháp lí về hợp tác quốc tế trong thu hồi tài sản do phạm tội mà có liên minh Châu Âu – giá trị tham khảo cho Asean và Việt Nam / Nguyễn Văn Vương // .- 2024 .- Số 5 .- Tr. 37 – 53 .- 340
Hợp tác quốc tế trong thu hồi tài sản do phạm tội mà có luôn giữ vị trí và vai trò trọng trong pháp luật của mỗi quốc gia và khu vực trên thế giới. Bên cạnh các điều ước quốc tế, còn có các văn bản pháp lí khu vực quy định việc hợp tác thu hồi tài sản do phạm tội mà có giữa các quốc gia trong cùng khu vực địa lí. Bài viết phân tích, làm rõ các khía cạnh pháp lí của hợp tác quốc tế trong thu hồi tài sản do phạm tội mà có ở khu vực Liên minh châu Âu (EU) để chọn lọc và tiếp thu kinh nghiệm, từ đó đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện khung pháp lí về hợp tác quốc tế trong thu hồi tài sản do phạm tội mà có của khu vực ASEAN mà Việt Nam là thành viên.
2 Trung Quốc với BRICS mở rộng / Phạm Thị Thanh Bình, Nguyễn Thị Mai Phương // .- 2024 .- Số 3 (271) - Tháng 3 .- Tr. 39-48 .- 327
Tìm hiểu động thái triển khai hợp tác BRICS mới của Trung Quốc. Phân tích tiềm năng kinh tế, chính trị, ngoại giao của nhóm BRICS mới với thế mạnh của mỗi quốc gia ở Nam bán cầu. Trên cơ sở đó, bài viết chỉ rõ lợi ích và vai trò của Trung Quốc trong nhóm BRICS mới.
3 An ninh hàng hải trong chính sách “Hành động hướng Đông” của Ấn Độ / Phạm Thủy Nguyên // .- 2023 .- Số 06 (61) - Tháng 12 .- Tr. 177-183 .- 327
Bài viết thông qua các chính sách và tài liệu của chính phủ Ấn Độ cùng các nhà nghiên cứu quốc tế, làm rõ quan tâm về an ninh hàng hải của Ấn Độ trong lĩnh vực an ninh và kinh tế; cũng như chiến lược hàng hải của nước trong chính sách “Hành động hướng Đông”.
4 Hoạt động hợp tác quốc tế của Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông – 20 năm một chặng đường xây dựng và phát triển / Lê Phước Minh, Phạm Thị Kim Huế // .- 2023 .- Số 09 (217) - Tháng 9 .- Tr. 3 – 10 .- 327
Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông (LAMES) được thành lập theo Nghị định số 26/CP ngày 15/01/2004 của Chính phủ. Trải qua gần 20 năm hình thành và phát triển, Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông đã trở thành một trong những đơn vị nghiên cứu hàng đầu về châu Phi và Trung Đông của Việt Nam, cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn góp phần nâng cao hiểu biết về châu Phi và Trung Đông, tư vấn chính sách và đào tạo để tăng cường quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các quốc gia châu Phi – Trung Đông và cộng đồng quốc tế. Trong đó, không thể không kể đến mảng hoạt động hợp tác quốc tế của Viện đã và đang góp phần không nhỏ vào thành tựu của Viện. Vậy hoạt động hợp tác quốc tế của Viện diễn biến ra sao? gặp những thuận lợi, khó khăn gì? Và triển vọng như thế nào? Tất cả những câu hỏi đó sẽ được làm sáng tỏ trong bài viết sau đây dựa vào việc tổng hợp, phân tích, đánh giá những dữ liệu thực tế về hợp tác quốc tế của Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông trong suốt 20 năm qua.
5 Hợp tác của Trung Quốc với các nước châu Phi trong lĩnh vực ngân hàng và một số kinh nghiệm cho Việt Nam / Phạm Bích Ngọc, Đào Thúy Hằng, Trần Việt Liên // .- 2023 .- Số 23 - Tháng 12 .- Tr. 47-54 .- 327
Trung Quốc là đối tác kinh tế, thương mại và đầu tư lớn nhất của châu Phi trong thời gian qua và sẽ tiếp tục trong thời gian tới. Bài viết này tóm lược sự phát triển quan hệ thương mại và đầu tư của Trung Quốc với các nước châu Phi trong thời gian hơn một thập kỉ vừa qua và việc Trung Quốc sử dụng lĩnh vực ngân hàng hỗ trợ cho sự phát triển đó. Trên cơ sở đó, bài viết rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong lĩnh vực hợp tác quốc tế. Bài viết sử dụng số liệu của Tổng cục Thống kê Trung Quốc trong giai đoạn 12 năm từ năm 2010 - 2021. Bài viết này là kết quả đề tài “Thực trạng và giải pháp thúc đẩy hợp tác Việt Nam - châu Phi trong lĩnh vực ngân hàng”, ĐTNH.007/22 do ThS. Đào Thúy Hằng là chủ nhiệm; Vụ Hợp tác quốc tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan chủ trì.
6 Hợp tác Asean – EU trong ứng phó dịch bệnh Covid-19 ở Đông Nam Á / Bùi Thị Ánh Vân, Nguyễn Tùng Thảo Chi // .- 2023 .- Số 8 (281) - Tháng 8 .- Tr. 52-59 .- 327
Tìm hiểu về hoạch định nhiều chính sách ứng phó đại dịch Covid-19. Nghiên cứu về hỗ trợ cho EU cho Asean trong cuộc chiến chống Covid-19. EU là khu vực bao gồm nhiều quốc gia có sự phát triển cao về khoa học kỹ thuật.
7 Thực trạng hợp tác của Mỹ với tiểu vùng Mekong nhìn từ sáng kiến hạ lưu Mekong / Trần Lê Minh Trang // .- 2023 .- Số 9 (282) - Tháng 9 .- Tr. 15-22 .- 327
Tập trung phân tích lợi ích của Mỹ và thực trạng hợp tác của Mỹ với Tiểu vùng Mekong (LMI), từ đó đánh giá thành công và hạn chế của sự hợp tác này đến khu vực.
8 Hợp tác Ấn Độ - MyAnmar trong lĩnh vực an ninh – quốc phòng giai đoạn 2014-2023 / Nguyễn Đắc Tùng // .- 2023 .- Số 11 (284) - Tháng 11 .- Tr. 57-66 .- 327
Phân tích hợp tác an ninh – quốc phòng Myanmar - Ấn Độ từ năm 2014 đến năm 2023. Myanmae và Ấn Độ là hai quốc gia láng giềng, có quan hệ song phương thân thiết, gần gủi. Ấn Độ thiết lập quan hệ ngoại giao với Myanmar ngay sau khi nước này giành được độc lập từ Anh năm 1948.
9 Khung khổ chính sách hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay / Nguyễn Diệu Hà // .- 2023 .- Số 648 - Tháng 12 .- Tr. 55-57 .- 327
Hiện nay các chính sách hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường được coi là một thành phần quan trọng trong lĩnh vực quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường. Hệ thống văn bản các chính sách ở cấp Trung ương được ban hành khá đa dạng, với nhiều hình thức tồn tại khác nhau. Nhìn chung, các chính sách hiện hành về lĩnh vực này cho đến nay đã đảm bảo được những yêu cầu cụ thể của ngành chính sách công, bao gồm những yêu cầu về mục tiêu chính sách, nội dung chính sách và giải pháp chính sách.
10 Vai trò của chính phủ trong việc thúc đẩy ảnh hưởng của văn hóa ra nước ngoài : nhìn từ văn hóa đại chúng Nhật Bản, Hàn Quốc tại Việt Nam / Nguyễn Thị Hồng Vân // .- 2023 .- Số 647 - Tháng 11 .- Tr. 31 - 33 .- 658
Bài viết là kết quả từ những phân tích quá trình phát triển của văn hóa đại chúng Nhật Bản, Hàn Quốc tại Việt Nam từ thập niên 1990 đến nay.