Chuyển “tư duy sản xuất nông nghiệp” sang “tư duy kinh tế nông nghiệp” : một số vấn đề lý luận, thực tiễn và những đề xuất
Tác giả: Đỗ Kim ChungTóm tắt:
Bằng tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu và phát triển nông nghiệp, bài viết chỉ ra rằng: hiện nay tư duy sản xuất nông nghiệp vẫn tồn tại trong hoạch định, quản lý và nghiên cứu nông nghiệp. Nhà nước thiên về quản lý, chỉ đạo, hướng cung hơn là kiến tạo và hướng cầu. Các nghiên cứu lấy “năng suất cao” hơn là “lợi nhuận cao” làm tiêu chí lựa chọn công nghệ. Tư duy này làm cho nông nghiệp phát triển không bền vững. Tư duy kinh tế nông nghiệp được dựa trên quy luật kinh tế thị trường và hướng cầu, coi trọng hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường. Nhà nước giữ vai trò “kiến tạo” cho phát triển nông nghiệp. Để phát triển một nền nông nghiệp xanh, có trách nhiệm, minh bạch và bền vững, cần thiết phải chuyển tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp bằng việc đổi mới hoạch định chính sách, quản lý và nghiên cứu nông nghiệp theo hưởng tôn trọng quy luật thị trường, tăng cường đầu tư công và dịch vụ công cho nông nghiệp, cập nhật kiến thức kinh tế nông nghiệp cho cán bộ quản lý và nghiên cứu nông nghiệp, đổi mới tiêu chí đánh giá khi giao và nghiệm thu các đề tài nghiên cứu khoa học nông nghiệp ở các cấp.
- Tác động của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức đến lượng khí thải CO2 tại các quốc gia Châu Á : tiếp cận theo ngưỡng đô thị hóa
- Tác động của thực hiện các yếu tố ESG tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại tại khu vực châu Á
- Kinh nghiệm phát triển nền “kinh tế bạc” của Trung Quốc trong bối cảnh già hoá dân số và bài học cho Việt Nam
- Phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam : đổi mới từ nhận thức đến thực tiễn
- Ứng dụng công nghệ chuỗi khối (Blockchain) trong đổi mới sáng tạo tài chính