CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Kinh tế nông nghiệp

  • Duyệt theo:
1 Phát triển kinh tế nông nghiệp, phát huy vai trò “trụ đỡ” kinh tế đất nước / Nguyễn Thị Thanh Tâm // .- 2024 .- Số 826 - Tháng 6 .- Tr. 37 - 39 .- 330

Nông nghiệp là lĩnh vực quan trọng, đóng góp đáng kể vào GDP của một quốc gia. Việc phát triển kinh tế nông nghiệp mang lại nhiều lợi ích cho cả nước cũng như nền kinh tế. Xác định rõ vai trò, tầm quan trọng của lĩnh vực nông nghiệp đối với kinh tế - xã hội, thời gian qua, Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp. Nhờ đó, kinh tế nông nghiệp đã có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên, thực tiễn cũng còn nhiều tồn tại, vướng mắc cần có giải pháp khắc phục để phát triển hơn nữa lĩnh vực nông nghiệp, phát huy vai trò là “trụ đỡ” của nền kinh tế đất nước.

2 Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 và giải pháp trong thời gian tới / Nguyễn Thị Kim Nguyên // .- 2024 .- Số 826 - Tháng 6 .- Tr. 40-43 .- 330

Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, tình hình xây dựng nông thôn mới của cả nước đã bám sát mục tiêu, gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành Nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn và quá trình đô thị hóa. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng nợ tiêu chí, hụt tiêu chí; chất lượng và công tác duy trì bền vững kết quả của một số xã sau đạt chuẩn nông thôn mới còn hạn chế. Điều này đòi hỏi cần phải có giải pháp thiết thực, nhằm đưa Chương trình đạt được mục tiêu đề ra, góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam.

3 Kinh nghiệm thực tiễn về cơ cấu lại kinh tế nông nghiệp / Hoàng Minh Đẹp // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 08(807) .- Tr. 28-36 .- 332

Để cơ cấu lại kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển ổn định, bền vững thì việc tìm hiểu cách làm sáng tạo, những mô hình hay có ý nghĩa quan trọng. Từ khảo cứu kinh nghiệm tiến hành cơ cấu lại kinh tế nông nghiệp của tỉnh Sơn La và Yên Bái, bài viết rút ra một số bài học thực tiễn mà các địa phương khác có thể tham khảo để vận dụng triển khai phát triển kinh tế nông nghiệp.

4 Chuyển “tư duy sản xuất nông nghiệp” sang “tư duy kinh tế nông nghiệp” : một số vấn đề lý luận, thực tiễn và những đề xuất / Đỗ Kim Chung // .- 2023 .- Số 542 - Tháng 07 .- Tr. 3-13 .- 330

Bằng tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu và phát triển nông nghiệp, bài viết chỉ ra rằng: hiện nay tư duy sản xuất nông nghiệp vẫn tồn tại trong hoạch định, quản lý và nghiên cứu nông nghiệp. Nhà nước thiên về quản lý, chỉ đạo, hướng cung hơn là kiến tạo và hướng cầu. Các nghiên cứu lấy “năng suất cao” hơn là “lợi nhuận cao” làm tiêu chí lựa chọn công nghệ. Tư duy này làm cho nông nghiệp phát triển không bền vững. Tư duy kinh tế nông nghiệp được dựa trên quy luật kinh tế thị trường và hướng cầu, coi trọng hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường. Nhà nước giữ vai trò “kiến tạo” cho phát triển nông nghiệp. Để phát triển một nền nông nghiệp xanh, có trách nhiệm, minh bạch và bền vững, cần thiết phải chuyển tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp bằng việc đổi mới hoạch định chính sách, quản lý và nghiên cứu nông nghiệp theo hưởng tôn trọng quy luật thị trường, tăng cường đầu tư công và dịch vụ công cho nông nghiệp, cập nhật kiến thức kinh tế nông nghiệp cho cán bộ quản lý và nghiên cứu nông nghiệp, đổi mới tiêu chí đánh giá khi giao và nghiệm thu các đề tài nghiên cứu khoa học nông nghiệp ở các cấp.

5 Vấn đề phát triển nông nghiệp bền vững trong bối cảnh mới / Nguyễn Thị Thanh Tâm // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 802 .- Tr. 158-160 .- 330

Thời gian qua, Việt Nam đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững. Nghị quyết Ðại hội XIII của Đảng xác định: Phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, ưu tiên nguồn lực phát triển hạ tầng nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số; Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chủ trương cơ cấu lại nông nghiệp, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh. Thực hiện chủ trương của Đảng, ngành Nông nghiệp đã đạt được những thành tựu đáng kể, giữ vững vai trò trụ đỡ nền kinh tế, tuy nhiên, trong bối cảnh mới, lĩnh vực này vẫn còn nhiều khó khăn cần nhiều có các giải pháp triển khai đồng bộ.

6 Phát triển kinh tế nông nghiệp xanh ở Việt Nam / Bùi Thanh Song // Tài chính - Kỳ 2 .- 2022 .- Số 787 .- Tr. 26-28 .- 330

Những năm qua, nông nghiệp Việt Nam liên tục tăng trưởng, phát triển toàn diện. Tuy nhiên, nông nghiệp nước ta vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức như chưa quan tâm đúng mức đến phát triển bền vững; giải quyết chưa triệt để lượng tồn dư hóa chất trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, sử dụng quá mức phân vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật hóa học ... gây các rủi ro, nguy hại đối với môi trường... Để đạt được mục tiêu tăng trưởng xanh trong nông nghiệp trong thời gian tới, cần thực hiện các giải pháp đồng bộ với sự tham gia tích cực từ nhiều phía.

7 Chính sách thuế thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ / Đoàn Anh Tuấn // Tài chính - Kỳ 2 .- 2022 .- Số 787 .- Tr. 29-31 .- 330

Hiện nay, Chính phủ đã có nhiều chính sách ưu đãi thuế hỗ trợ sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ. Cùng với đó, còn có các qui định về thuế xuất nhập khẩu, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế tài nguyên và cả lệ phí môn bài ... đối với hoạt động nông nghiệp và các sản phẩm nông nghiệp, nhằm khuyến khích và tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp. Bài viết phân tích thực trạng chính sách thuế hướng tới phát triển sản xuất nông nghiệp sạch ở Việt nam hiện nay và đưa ra một số đè nghị, khuyến nghị.

8 Xu hướng phát triển nông nghiệp hữu cơ trên thế giới và triển vọng của Việt Nam / Nguyễn Đình Đáp, Phạm Thị Trầm // Ngân hàng .- 2022 .- Số 20 .- Tr. 54-58 .- 330

Tổng quan chung về nông nghiệp hữu cơ; Xu hướng phát triển nông nghiệp hữu cơ trên thế giới; Hiện trạng phát triển nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam; Nhận diện một số tiềm năng phát triển nông nghiệp hữu cơ của Việt Nam; Những hạn chế trong phát triển nông nghiệp hữu cơ của Việt Nam; Kết luận và khuyến nghị.

9 Hợp tác nông nghiệp Việt Nam – Nhật Bản : cơ hội và thách thức / Nguyễn Thị Thanh Lam, Nguyễn Thị Ánh // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2022 .- Số 4(254) .- Tr. 22-31 .- 327

Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng hợp tác nông nghiệp Việt Nam – Nhật Bản thời gian qua, bài viết chỉ ra các cơ hội và thách thức trong quan hệ hợp tác nông nghiệp hai nước, làm tiền đề đóng góp những kiến nghị phù hợp về chính sách trong thời gian tới.

10 Nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế nông nghiệp trong giai đoạn mới / Phạm Thị Việt Liễu // .- 2022 .- Số 775 .- Tr. 19-21 .- 330

Nêu ra chuyển biến tích cực của kinh tế nông nghiệp, tầm nhìn, định hướng và giải pháp phát triển.