Giải pháp phát triển sản phẩm OCOP tỉnh Bắc Giang
Tác giả: Mai Thị HuyềnTóm tắt:
Phát triển sản phẩm OCOP nhằm khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân, và góp phần tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp. Bắc Giang hiện là tỉnh đứng thứ 12 cả nước, thứ 2 khu vực các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc về số lượng sản phẩm OCOP. Các sản phẩm OCOP của tỉnh đều là sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu và đại diện cho văn hóa, tập quán, thế mạnh của mỗi vùng, địa phương. Tuy nhiên, phát triển sản phẩm OCOP của Tỉnh còn nhiều hạn chế, thiếu hiệu quả trong điều phối hoạt động hỗ trợ cũng như công tác quản lý sản phẩm OCOP. Do vậy, cần có các giải pháp đồng bộ phát triển sản phẩm OCOP bền vững: Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động cho các chủ thể OCOP; Chuẩn hóa quy trình, tiêu chuẩn và phát triển sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị, phù hợp với lợi thế về điều kiện sản xuất và yêu cầu thị trường; Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ; Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại và kết nối cung cầu; Xây dựng, hoàn thiện hệ thống quản lý, giám sát sản phẩm OCOP.
- Tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân thông qua hợp tác công - tư trong xử lý chất thải rắn sinh hoạt
- Các cơ chế tài chính thúc đẩy bảo tồn đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái
- Đánh giá vai trò của nhận thức cộng đồng trong duy trì bền vững đô thị và phát triển dịch vụ hệ sinh thái tại công viên Tao Đàn
- Phát hành trái phiếu xanh tại Việt Nam : thực trạng và khuyến nghị
- Đề xuất các giải pháp ứng phó với đảo nhiệt đô thị để bảo vệ sức khỏe người dân và thích ứng với biến đổi khí hậu