Nghiên cứu và thiết kế chân giả chủ động cho người khuyết tật
Tác giả: Võ Minh Long, Đặng Ngọc Sỹ, Vũ DươngTóm tắt:
Hiện nay dạng khuyết tật vận động chi dưới chiếm số lượng cao nhất trong điều tra tổng số người khuyết tật tại Việt Nam. Mất đi chi dưới sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc di chuyển và khả năng lao động của họ. Đa phần những người khuyết tật chi dưới chọn sử dụng chân giả kiểu thông thường có tính linh động thấp, tạo ra dáng đi không tự nhiên. Còn chân giả kiểu chủ động được nhập từ nước ngoài nên có giá thành cao: một chân giả trên gối của hãng Ottobock có giá thành từ 35 đến 320 triệu đồng, hay chi phí lắp đặt một chân giả trên gối tại Vulcan Augmetics dao động trung bình từ 25 đến 45 triệu đồng. Xuất phát từ đó, nhóm nghiên cứu mong muốn chế tạo một kiểu chân giả chủ động có giá thành thấp, phù hợp thể trạng người khuyết tật tại Việt Nam. Nhóm nghiên cứu đã phát triển được kiểu chân giả chủ động trên gối cho người khuyết tật với giá thành thấp (10 triệu đồng cho một chân giả). Chân có thể điều chỉnh được độ dài để đáp ứng sự phát triển của cơ thể, cho phép người khuyết tật sử dụng được trong thời gian dài hơn. Đầu gối có lắp cơ cấu giảm chấn thủy lực giúp gập duỗi gối được tự nhiên. Bàn chân được thiết kế hướng đến tính đơn giản nhưng có độ đàn hồi cao giúp cho việc tiếp đất êm ái và bước đi nhịp nhàng.
- Hiệu lực của Quyền Hiến định trong lĩnh vực luật tư: Xu thế nghiên cứu trên thế giới và triển vọng ở Việt Nam
- Hoàn thiện pháp luật xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu
- Cảm thức sinh thái trong thơ chữ Hán Việt Nam và Hàn Quốc
- Mờ hóa nhân vật trong Mù lòa của José Saramago và Thành phố bị kết án biến mất của Trần Trọng Vũ từ góc nhìn văn học so sánh
- Bài thơ Tiếng Việt của Lưu Quang Vũ nhìn từ góc độ cấu trúc văn bản