Cơ sở lý luận của việc kiểm soát tập trung kinh tế đối với giao dịch được thực hiện ngoài lãnh thổ
Tác giả: Hà Thị Thanh BìnhTóm tắt:
Toàn cầu hóa cùng với sự phụ thuộc lẫn nhau trong nền kinh tế toàn cầu làm gia tăng các mối liên hệ, những tác động và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các quốc gia trên toàn thế giới. Trong dòng chảy tư bản toàn cầu, các giao dịch tập trung kinh tế (TTKT) diễn ra ở quốc gia này cũng có thể gây ra những tác động đến thị trường ở các quốc gia khác. Chính vì vậy, kiểm soát giao dịch TTKT thực hiện ngoài lãnh thổ đã dần trở thành bộ phận không thể thiếu của pháp luật cạnh tranh/chống độc quyền của các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Sau khi phân tích một số lý thuyết làm cơ sở cho việc kiểm soát giao dịch TTKT được thực hiện ngoài lãnh thổ đang được sử dụng phổ biến ở một số quốc gia, bài viết gợi mở một số đề xuất góp phần xây dựng cơ sở lý luận cho việc hoàn thiện các quy định của pháp luật cạnh tranh Việt Nam. Điều này được cho là sẽ giúp điều chỉnh một cách có hiệu quả hơn các giao dịch TTKT được thực hiện bên ngoài lãnh thổ nhưng gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường Việt Nam.
- Một số vấn đề về phát triển kinh tế biển xanh của Việt Nam
- Xây dựng chính phủ kiến tạo, tạo động lực tăng trưởng bền vững tại Việt Nam
- Các yếu tố làm tăng chi phí kinh doanh của doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay
- Phát triển kinh tế nông nghiệp, phát huy vai trò “trụ đỡ” kinh tế đất nước
- Đóng góp của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho nền kinh tế Việt Nam