Xử lý phế phẩm khóm tắc cậu với rơm bằng phương pháp lên men và tái sử dụng làm thức ăn cho gia súc nhai lại
Tác giả: Nguyễn Thị Ngọc TrangTóm tắt:
Nghiên cứu xử lý phế phẩm khóm Tắc Cậu lên men với rơm làm thức ăn cho gia súc nhai lại và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu thức ăn lên men cho gia súc nhai lại. Thí nghiệm bố trí 4 nghiệm thức và 4 lần lặp lại, các nghiệm thức gồm 30%, 45%, 60% và 75% với mỗi túi 2 kg sản phẩm; đánh giá cảm quan, pH và NH3 vào 0, 7, 14, 21 và 28 ngày. Thực hiện phỏng vấn hộ dân để phân tích yếu tố ảnh hưởng nhu cầu thức ăn lên men. Kết quả cho thấy sau 28 ngày, nghiệm thức 75% vỏ khóm ủ chua đạt mức chất lượng tốt với giá trị pH là 4,03 và NH3 là 166 (mg/kg vật chất khô). Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến được xây dựng nhằm xác định yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng thức ăn lên men (P<0,05; R2 điều chỉnh là 0,767). Sự quan tâm đến nguồn gốc thức ăn của các hộ dân là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến nhu cầu thức ăn lên men (Beta = 0,468). Sản phẩm lên men từ phế phẩm khóm và rơm ở nghiệm thức 75% (NT75%) có thể tận dụng làm nguồn thức ăn cho gia súc nhai lại.
- Tổng hợp copolyme cấu trúc liên hợp poly(3-hexylthiophene-random-benzoyl dithieno[3,2-b:2’,3’-d]pyrrole) bằng phương pháp điện hóa
- Cấu trúc nano xốp trật tự 3 chiều CdS/ZnO cho hiệu suất cao trong ứng dụng quang điện hóa tách nước
- Ứng dụng Số phức giải toán chứng minh trong Hình học phẳng
- Nghiên cứu ứng dụng mô hình hóa toán học thông qua giảng dạy môn học hình họa và vẽ kỹ thuật
- Ảnh hưởng của tỉ lệ Na/Al đến tính chất quang của ion Eu3+ trong thủy tinh x.Na2O-(25-x).Al2O3-75SiO2-0.5Eu2O3