Tái sử dụng nguồn phế phẩm nông nghiệp thành chất độn cơ học cho vật liệu nền epoxy
Tác giả: Phạm Thị HườngTóm tắt:
Nước ta là một đất nước phát triển về nông nghiệp. Sản lượng lúa thu hoạch được mỗi năm từ các tỉnh là rất lớn và là nguồn kim ngạch xuất khẩu ra nước ngoài cao. Trong quá trình thu hồi và xay xát lúa thành gạo thì lượng vỏ trấu được tách ra là quá lớn. Vì thế vỏ trấu thường được thu hồi và sử dụng làm chất đốt hoặc làm chất ủ cho các cây trồng khác. Tuy nhiên, có một điều đặc biệt là trong thành phần của tro trấu chứa nhiều silicon oxide rất phù hợp làm chất độn cơ học cho vật liệu polymer composite. Vì vậy, bài báo đã nghiên cứu quá trình thu hồi, xử lý vỏ trấu ban đầu để tái sử dụng nó làm chất độn cho vật liệu composite nền epoxy. Kết quả nghiên cứu cho thấy với hàm lượng 30 phần khối lượng, trấu sau xử lý cho độ bền cơ học của vật liệu polymer composite là tốt nhất so với độ bền cơ học của vật liệu nền.
- Tổng hợp copolyme cấu trúc liên hợp poly(3-hexylthiophene-random-benzoyl dithieno[3,2-b:2’,3’-d]pyrrole) bằng phương pháp điện hóa
- Cấu trúc nano xốp trật tự 3 chiều CdS/ZnO cho hiệu suất cao trong ứng dụng quang điện hóa tách nước
- Ứng dụng Số phức giải toán chứng minh trong Hình học phẳng
- Nghiên cứu ứng dụng mô hình hóa toán học thông qua giảng dạy môn học hình họa và vẽ kỹ thuật
- Ảnh hưởng của tỉ lệ Na/Al đến tính chất quang của ion Eu3+ trong thủy tinh x.Na2O-(25-x).Al2O3-75SiO2-0.5Eu2O3