Tái sử dụng nguồn phế phẩm nông nghiệp thành chất độn cơ học cho vật liệu nền epoxy
Tác giả: Phạm Thị HườngTóm tắt:
Nước ta là một đất nước phát triển về nông nghiệp. Sản lượng lúa thu hoạch được mỗi năm từ các tỉnh là rất lớn và là nguồn kim ngạch xuất khẩu ra nước ngoài cao. Trong quá trình thu hồi và xay xát lúa thành gạo thì lượng vỏ trấu được tách ra là quá lớn. Vì thế vỏ trấu thường được thu hồi và sử dụng làm chất đốt hoặc làm chất ủ cho các cây trồng khác. Tuy nhiên, có một điều đặc biệt là trong thành phần của tro trấu chứa nhiều silicon oxide rất phù hợp làm chất độn cơ học cho vật liệu polymer composite. Vì vậy, bài báo đã nghiên cứu quá trình thu hồi, xử lý vỏ trấu ban đầu để tái sử dụng nó làm chất độn cho vật liệu composite nền epoxy. Kết quả nghiên cứu cho thấy với hàm lượng 30 phần khối lượng, trấu sau xử lý cho độ bền cơ học của vật liệu polymer composite là tốt nhất so với độ bền cơ học của vật liệu nền.
- Thiết kế đô thị vì sức khỏe cộng đồng
- Nghiên cứu các yếu tố hấp dẫn đô thị : lấy TP. HCM làm nghiên cứu điển hình
- Nghiên cứu thực nghiệm xác định áp lực sóng xung kích trên bề mặt đất do 2 lượng nổ liên tiếp trong không khí
- Sử dụng lý thuyết biến dạng cắt tính toán động lực học của dầm bê tông cốt thanh composite aramid trên nền đàn hồi chịu tác dụng của hệ dao động di động
- Kinh nghiệm phát triển kinh tế số của một số quốc gia Đông Á và bài học tham khảo cho Việt Nam