Nghiên cứu chỉnh sửa gen trên tế bào gốc tạo máu bằng hệ thống crispr/cas9
Tác giả: Vũ Thị Hà, Đoàn Thị Kim Phượng, Lương Thị Lan Anh, Nguyễn Văn Long, Bạch Huy Anh, Đào Ngọc Bắc, Trần Thị Huyền Trang, Nguyễn Việt Trung, Trần Đức PhấnTóm tắt:
Tế bào gốc tạo máu là tế bào hứa hẹn nhiều tiềm năng ứng dụng lâm sàng cho điều trị các bệnh về máu cũng như một số bệnh lý ung thư, tự miễn nói chung. Thu thập, chỉnh sửa gen ở tế bào gốc, nuôi cấy, tăng sinh tế bào gốc làm tiền đề cho các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng còn là thách thức của y học. Hệ thống Clustered Regularly Interspaced Short Palindromic Repeats và CRISPR-associated protein là công cụ đem lại hiệu quả chỉnh sửa gen cao và có triển vọng trong ứng dụng lâm sàng nhằm kiểm soát các gen quan tâm. Các tế bào gốc từ tế bào máu cuống rốn được thu thập với marker bề mặt CD34+CD38- bằng hệ thống máy đếm dòng chảy tế bào, gây đột biến gen đích bằng hệ thống trên, chỉnh sửa gen theo mục tiêu, nuôi cấy tăng sinh dòng tế bào đột biến.
- Ảnh hưởng Chlormequat Chloride lên khả năng sinh sản, chỉ số sinh trưởng của ruồi giấm
- Nghiên cứu tính sinh bệnh của gen PLP1 với bệnh pelizaeus-merzbacher gây chậm phát triển tâm thần
- Hội chứng tăng Immunoglobulin E ở trẻ em: Báo cáo ca bệnh và tổng quan tài liệu
- Mức độ nhạy cảm với kháng sinh và một số kiểu gen đề kháng betalactam của K. aerogenes phân lập tại Bệnh viện Bạch Mai
- Fanzor: Cánh cửa mới trong công nghệ chỉnh sửa gen