CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Tế bào gốc

  • Duyệt theo:
1 Khảo sát thời gian mọc mảnh ghép hồng cầu ở bệnh nhân ghép tế bào gốc tạo máu đồng loài tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương giai đoạn 2019 - 2022 / Nguyễn Quang Tùng, Đỗ Hồng Ngọc // .- 2023 .- Tập 171 - Số 10 - Tháng 11 .- Tr. 321-330 .- 610

Cung cấp dữ liệu về thời gian mọc ghép hồng cầu giúp cho các bác sĩ lâm sàng có thể tiên lượng và đưa ra những quyết định liên quan đến truyền máu phù hợp với từng giai đoạn của cuộc ghép. Để khảo sát thời gian và tỷ lệ mọc ghép hồng cầu ở một số nhóm bệnh nhân ghép tế bào gốc tạo máu đồng loài, nghiên cứu được tiến hành hồi cứu loạt ca bệnh trên 37 bệnh nhân thực hiện ghép tế bào gốc tạo máu đồng loài.

2 Nghiên cứu chỉnh sửa gen trên tế bào gốc tạo máu bằng hệ thống crispr/cas9 / Vũ Thị Hà, Đoàn Thị Kim Phượng, Lương Thị Lan Anh, Nguyễn Văn Long, Bạch Huy Anh, Đào Ngọc Bắc, Trần Thị Huyền Trang, Nguyễn Việt Trung, Trần Đức Phấn // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2023 .- Tập 163(Số 2) .- Tr. 30-36 .- 610

Tế bào gốc tạo máu là tế bào hứa hẹn nhiều tiềm năng ứng dụng lâm sàng cho điều trị các bệnh về máu cũng như một số bệnh lý ung thư, tự miễn nói chung. Thu thập, chỉnh sửa gen ở tế bào gốc, nuôi cấy, tăng sinh tế bào gốc làm tiền đề cho các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng còn là thách thức của y học. Hệ thống Clustered Regularly Interspaced Short Palindromic Repeats và CRISPR-associated protein là công cụ đem lại hiệu quả chỉnh sửa gen cao và có triển vọng trong ứng dụng lâm sàng nhằm kiểm soát các gen quan tâm. Các tế bào gốc từ tế bào máu cuống rốn được thu thập với marker bề mặt CD34+CD38- bằng hệ thống máy đếm dòng chảy tế bào, gây đột biến gen đích bằng hệ thống trên, chỉnh sửa gen theo mục tiêu, nuôi cấy tăng sinh dòng tế bào đột biến.

3 Tế bào gốc từ tủy xương : đặc điểm, tiềm năng và ứng dụng trong điều trị biến chứng bệnh tiểu đường / Nguyễn Ngọc Hiếu, Nguyễn Chí Trường, Nguyễn Chí Toàn, Nguyễn Vân Hương, Ngô Thị Minh Thu, Lâm Phạm Phước Hùng // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2022 .- Số 7(Tập 64) .- Tr. 28-33 .- 610

Nghiên cứu nhằm cung cấp một số thông tin về đặc điểm của các loại tế bào gốc từ tủy xương (BM) và vai trò của chúng ở bệnh tiểu đường (DM): chúng bị ảnh hưởng như thế nào bởi sự toàn vẹn của BM, tiềm năng và ứng dụng của tế bào gốc từ BM trong điều trị các biến chứng của DM. Tiểu đường (DM) là một bệnh mạn tính không lây, đang gia tăng nhanh chóng, nhất là ở những nước đang phát triển và trở thành gánh nặng bệnh tật toàn cầu. Điều làm cho bệnh DM trở nên nghiêm trọng chính là các biến chứng của nó. Trong y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được đánh giá là một phương pháp mới điều trị hiệu quả các biến chứng của DM. Tế bào gốc có nguồn gốc từ tủy xương (BM) được xem là một ứng cử viên sáng giá trong liệu pháp này. Tuy nhiên, bản thân BM cũng bị ảnh hưởng bởi bệnh lý DM vì nó có thể phát triển một bệnh lý vi mạch và bệnh thần kinh tương tự như các mô khác của cơ thể. Trên cơ sở đó, nhóm tác giả đề xuất một số phương pháp mới để tối ưu hóa liệu pháp tế bào gốc.

4 Tế bào gốc trung mô và ứng dụng trong điều trị đái tháo đường type 2 / Phạm Tấn Pháp, Lê Thị Bích Phượng // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2021 .- Số 7(748) .- Tr. 47-49 .- 610

Nghiên cứu liệu pháp tế bào gốc trung mô (mesenchymal stem cell – MSC) nổi lên như là một ứng viên giàu tiềm năng, và còn giúp điều trị được nhiều bệnh lý khác. Đái tháo đường (ĐTĐ) là một nhóm bệnh lý rối loạn chuyển hóa thường gặp, biểu hiện đặc trưng bởi sự tăng đường huyết mạn tính. Tỷ lệ bị bệnh ĐTĐ đã gia tăng nhanh chóng trên thế giới, trong đó có Việt Nam do nhiều nguyên nhân khác nhau. Hầu hết các trường hợp ĐTĐ diễn tiến mạn tính suốt phần đời còn lại và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn phế với những biến chứng cấp tính.

5 Đánh giá tác dụng chống viêm của cao đặc KNC thông qua tác dụng làm ổn định màng hồng cầu người và ức chế sản sinh NO trên tế bào RAW 264.7 / Đậu Xuân Cảnh, Hoàng Anh Qúy, Nguyễn Thị Ngọc, Nguyễn Hoàng Ngân // .- 2020 .- Số 64 .- Trang 36-45 .- 615

Nghiên cứu nhằm đánh giá tác dụng chống viêm của cao đặc KNC thông qua tác dụng làm ổn định màng hồng cầu người và ức chế sản sinh NO trên tế bào RAW 264.7 được kích thích bởi LPS. Tác dụng làm ổn định màng hồng cầu của KNC được đánh giá thông qua đo hàm lượng huyết sắc tố sau khi gây nhược trương hỗn hợp thử nghiệm làm ly giải màng tế bào hồng cầu người. Cao đặc KCN có tác dụng chống viêm theo cơ chế làm bền vững màng tế bào và ức chế sản sinh NO của tế bào đại thực bào.

6 Đánh giá tính an toàn và hiệu quả của liệu pháp ghép tế bào gốc tự thân cho trẻ tự kỷ tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City / // Y học thực hành .- 2018 .- Số 1 (1066) .- Tr. 2-5 .- 610

Đánh giá tính an toàn và hiệu quả của việc sử dụng tế bào gốc tự thân trong điều trị tự kỷ ở Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

7 Nghiên cứu tăng sinh và cảm ứng biệt hóa in vitro tế bào gốc trung mô màng bao dây rốn trẻ sơ sinh thành tế bào lắng động canxi nội bào / Lê Văn Đông // Kỷ yếu hội nghị khoa học (Kỷ niệm 17 năm thành lập Trường 11/1994 – 11/ 2011) .- 2011 .- Tr 140 – 145 .- 571.6

Giới thiệu khái quát về tế bào gốc, tế bào gốc trung mô, dây rốn, tế bào xương, các phương pháp nghiên cứu. Đồng thời, nghiên cứu này, nhằm mục đích thực hiện phổ biến trong ống nghiệm và giới thiệu sự khác biệt của tế bào rốn, tế bào gốc trung mô, tế bào xương.

8 Tế bào gốc và hiện trạng nghiên cứu, ứng dụng tế bào gốc ở Việt Nam = Stem cell and the current stutus of stem cell research and application / Mạnh Hùng, Lê Văn Đông // Kỷ yếu hội nghị khoa học (Kỷ niệm 17 năm thành lập Trường 11/1994 – 11/ 2011) .- 2011 .- Tr 22 – 31 .- 571.6

Báo cáo trình bày một số khái niệm chung về tế bào gốc, công nghệ tế bào gốc, triển vọng và khó khăn về kỹ thuật cần phải vượt qua để đưa trị liệu tế bào gốc trở thành thường qui; Tình hình ngiên cứu tế bào gốc ở Việt Nam trước 2006 – 2007; Hiện trạng triển khai thực hiện các nội dung nghiên cứu, ứng dụng tế bào gốc tại các cơ sở trong cả nước cũng như thông itn về mộ số hoạt động nghiên cứu phát triển khác về tế bào gốc