Tiếp cận quyền tư pháp trong Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Tác giả: Đinh Thế HưngTóm tắt:
Nghị quyết số 08-NQ/TW về Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới (Nghị quyết 08) và Nghị quyết số 49-NQ/TW về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 (Nghị quyết 49) của Bộ Chính trị đã có những quan điểm chỉ đạo có tính mới, đột phá để cải cách hệ thống tư pháp nước ta. Thời điểm đó, vấn đề nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, cơ chế phân công, phối hợp, kiểm soát quyền lực nói chung và quyền tư pháp mới được ghi nhận trong Hiến pháp (sửa đổi) 2002 về mặt lý luận, khái niệm nhà nước pháp quyền, quyền tư pháp chưa được làm rõ. Chính vì vậy, Nghị quyết 08 và Nghị quyết 49 mới chỉ tiếp cận quyền tư pháp ở phương diện tổ chức, hoạt động của Tòa án và các cơ quan tư pháp, trong đó nhấn mạnh pháp luật tố tụng tư pháp mà chưa tiếp cận quyền tư pháp một cách tổng thể ở các phương diện khác nhau như quyền lực, phương diện giá trị trong đó có giá trị pháp quyền. Trong bối cảnh lý luận về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đã có kết quả được kiểm chứng, quyền tư pháp đã được nghiên cứu khá nhiều, nhận thức của Đảng về các vấn đề này đã được đưa vào Văn kiện Đại hội XIII, cải cách tư pháp trong giai đoạn mới cần có cách tiếp cận quyền tư pháp từ nhiều phương diện.