CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Nhà nước pháp quyền
1 Nội dung và phương thức các cấp công đoàn viên chức tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam / Phạm Thị Thúy Nga // .- 2024 .- Tháng 1 .- Tr. 63-73 .- 320
Phân tích và xác định nội dung và phương thức để các cấp công đoàn viên chức tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền theo tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Bộ Chính trị về tiếp tục hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.
2 Nhà nước pháp quyền dưới góc nhìn so sánh các quan điểm khoa học pháp lý đương đại / Thái Vĩnh Thắng // .- 2023 .- Số 11 (171) - Tháng 11 .- Tr. 1-13 .- 340
Nền văn hóa pháp lý Việt Nam hiện nay là kết tinh những tinh hoa văn hóa pháp lý truyền thống của dân tộc và tinh hoa văn hóa pháp lý đương đại của nhân loại. Bài viết phân tích khái niệm và các yếu tố cơ bản của nhà nước pháp quyền trong quan niệm phổ biến hiện nay trên thế giới, đặc biệt chú trọng vào nội dung của của Nghị quyết 27/NQ/TW về tiếp tục xây dựng nhà nước pháp quyền tại Việt Nam nhằm đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện hệ thống pháp luật theo tiêu chí nhà nước pháp quyền.
3 Quan điểm mới của đảng về xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay / Trương Hồ Hải, Đặng Viết Đạt // Luật học .- 2023 .- Số 5 .- Tr. 3-14 .- 340
Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là vấn đề quan trọng, là nội dung trung tâm của xây dựng, hoàn thiện kiến trúc thượng tầng xã hội chủ nghĩa Việt Nam và đổi mới toàn diện hệ thống chính trị hiện nay. Với tầm quan trọng đó, Hội nghị Trung ương sáu Khoa XIII đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong tình hình mới. Bài viết làm rõ những luận điểm mới của Đảng về xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân hiện nay được thể hiện trong Nghị quyết của Hội nghị Trung ương sáu Khoá XIII.
4 Tiếp cận quyền tư pháp trong Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa / Đinh Thế Hưng // Luật sư Việt Nam .- 2023 .- Tr. 10 – 14 .- 340
Nghị quyết số 08-NQ/TW về Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới (Nghị quyết 08) và Nghị quyết số 49-NQ/TW về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 (Nghị quyết 49) của Bộ Chính trị đã có những quan điểm chỉ đạo có tính mới, đột phá để cải cách hệ thống tư pháp nước ta. Thời điểm đó, vấn đề nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, cơ chế phân công, phối hợp, kiểm soát quyền lực nói chung và quyền tư pháp mới được ghi nhận trong Hiến pháp (sửa đổi) 2002 về mặt lý luận, khái niệm nhà nước pháp quyền, quyền tư pháp chưa được làm rõ. Chính vì vậy, Nghị quyết 08 và Nghị quyết 49 mới chỉ tiếp cận quyền tư pháp ở phương diện tổ chức, hoạt động của Tòa án và các cơ quan tư pháp, trong đó nhấn mạnh pháp luật tố tụng tư pháp mà chưa tiếp cận quyền tư pháp một cách tổng thể ở các phương diện khác nhau như quyền lực, phương diện giá trị trong đó có giá trị pháp quyền. Trong bối cảnh lý luận về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đã có kết quả được kiểm chứng, quyền tư pháp đã được nghiên cứu khá nhiều, nhận thức của Đảng về các vấn đề này đã được đưa vào Văn kiện Đại hội XIII, cải cách tư pháp trong giai đoạn mới cần có cách tiếp cận quyền tư pháp từ nhiều phương diện.
5 Hội nhập quốc tế và tiến trình hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam / Nguyễn Hữu Huyên // .- 2023 .- Số 10 .- Tr 14 – 23 .- 340
Nghiên cứu này hệ thống hóa quan điểm về Nhà nước pháp quyền trên thế giới, đặc biệt là tư tưởng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phân tích những vấn đề đặt ra từ bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, từ đó đề xuất một số quan điểm về xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên tinh thần đảm bảo kế thừa những giá trị tốt đẹp của tinh hoa nhân loại, vừa đảm bảo không tách rời điều kiện đặc thù của thể chế chính trị, kinh tế - xã hội của Việt Nam.
6 Bàn thêm về khái niệm "Nhà nước Pháp quyền" / Nguyễn Hữu Đổng // Luật sư Việt Nam .- 2022 .- Số 8 .- Tr.5-9 .- 342.597
Nhà nước pháp quyền là khái niệm được nhiều người quan tâm nghiên cứu, chỉ ra tính chất hình thức, bản chất nội dung sự thật; tuy nhiên, khái niệm này chưa được làm rõ về nguyên lý thật của nó. Tác giả bài viết cho rằng, nhà nước pháp quyền được hiểu là quốc hội, chính phủ, tòa án trong chính quyền nhân dân của quốc gia xác định nguyên tắc xây dựng, thực hiện pháp luật kiến tạo phát triển bền vững thế giới tự nhiên và xã hội loài người. Bằng tư duy sáng tạo, tác giả phân tích sự thật và lý giải khái niệm nhà nước pháp quyền, hạn chế và nguyên nhân sai lầm nhận thức nó, đồng thời kiến nghị giải pháp khắc phục ở Việt Nam trên nền tảng tư tưởng đúng đắn của Hồ Chí Minh.
7 Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam / Nguyễn Minh Đoan // Luật học .- 2022 .- Số 8 .- Tr. 3 - 10 .- 340
Bài viết nêu lên một số giải pháp nhằm xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam góp phần thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã họi chủ nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, vì nhân dân phục vụ và vì sự phát triển của đất nước.
8 Vai trò của báo chí trong giám sát quyền lực chính trị / Dương Xuân Sơn // .- 2022 .- Số 02(51) .- Tr. 107-116 .- 324.259 7 071
Mục đích nghiên cứu làm rõ vai trò báo chí trong quyền lực chính trị Việt Nam. Thông qua thông tin báo chí nhân dân nắm bắt các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, các quy định các dự án và các văn bản pháp luật, các quá trình giám sát đối với việc thực thi quyền lực nhà nước.
9 Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Những giá trị, đặc trưng phổ biến và tính đặc thù / Đào Trí Úc // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 2+3 (450+451) .- Tr.13 - 24 .- 342.597
Trong phạm vibài viết này, tác giả phân tích quan niệm về giá trị, đặc trưng phổ biến và tính đặc thù của Nhà nước pháp quyền trong mối liên hệ với Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.
10 Bảo đảm tính công khai, minh bạch trong quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam / Lê Thị Thiếu Hoa // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 17 .- Tr. 21-29 .- 340
Công khai, minh bạch là những thành tố quan trọng của một nền quản trị quốc gia hiệu quả và yêu cầu không thể thiếu nhằm ảo thực hiện dân chủ trong nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Trong nhà nước pháp quyền, pháp luật là tối thượng, là cơ sở của tổ chức và hoạt động của nhà nước; do đó, pháp luật phải bảo đảm tính công khai, minh bạch, khả thi và hiệu quả. Tại Việt Nam, yêu cầu xây dựng hệ thống pháp luật thống nhất, đồng bộ, khả thi, công khai, minh bạch và có tính ổn định cao luôn luôn được đặt ra. Để đạt được mục tiêu đó, một trong những điều kiện cần thiết và quan trọng là phải bảo đảm tính công khai, minh bạch ngay trong quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.