Mô hình quản lý tài nguyên và đa dạng sinh học trên cơ sở phân tích cảnh quan khu vực đảo Nam Yết, quần đảo Trường Sa
Tác giả: Ngô Trung Dũng, Nguyễn Đăng HộiTóm tắt:
Tiếp cận cảnh quan (CQ) là công cụ phù hợp cho định hướng không gian và xây dựng các mô hình quản lý tài nguyên, phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường. Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích đặc điểm, sự phân hóa và chức năng của các đơn vị CQ biển đảo, kết hợp phân tích yêu cầu quản lý, bài báo đã xây dựng mô hình quản lý tài nguyên và đa dạng sinh học (ĐDSH) gắn với nhiệm vụ quốc phòng cho khu vực đảo Nam Yết. Mô hình bao gồm: phân khu bảo tồn nghiêm ngặt ĐDSH; phân khu cảng biển và dịch vụ hậu cần nghề cá; phân khu quần cư, sinh hoạt của lực lượng bảo vệ biển, đảo; phân khu bố trí các tổ đội dân cư; phân khu bố trí lực lượng phối thuộc; phân khu phát triển CQ, môi trường xanh của đảo; phân khu và không gian hoạt động của các lực lượng. Mô hình được thực hiện bởi bộ máy quản lý thống nhất, phân công, phân nhiệm cụ thể, rõ ràng theo yêu cầu của xây dựng khu vực phòng thủ cho quẩn đảo Trường Sa.
- Phân hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ cho nhà sản xuất có nguy cơ nổ bụi tại Việt Nam
- Ảnh hưởng của đường quan hệ lực cắt - chuyển vị ngang của gối cách chấn đa lớp đến hiệu quả giảm chấn của nhà cách chấn đáy có kết cấu tường gạch
- Nâng cao hiệu quả nhận dạng các tham số dao động dựa trên kỹ thuật tách nguồn mù
- Ảnh hưởng của sườn đứng đến khả năng chịu nén đúng tâm của khối xây bằng gạch đất không nung
- Nguyên nhân phá hủy bề mặt gạch tháp Khương Mỹ và giải pháp hạn chế hư hỏng gạch phục chế, sử dụng gia cường khối xây tháp trong môi trường biển