CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Đa dạng sinh học
1 Đánh giá nhu cầu tài chính cho việc thực hiện Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 / Trần Thị Thu Hà, Hoàng Thu Thủy // .- 2024 .- Số 8 .- Tr. 45-52, 64 .- 570
Bài viết đề cập: Giới thiệu về đánh giá nhu cầu tài chính; Tiếp cận và kết quả đánh giá; Hạn chế của kết quả đánh giá; Kết quả đánh giá; Kết luận và kiến nghị.
2 Kiến trúc tham chiếu chuyên ngành đa dạng sinh học trong hệ thống thông tin lĩnh vực môi trường / Nguyễn Hồng Quang, Mạc Thị Minh Trà, Hoàng Thị Hải Vân // .- 2024 .- Số 7 .- Tr. 9-14, 68 .- 570
Nghiên cứu áp dụng các phương pháp: Tổng hợp, phân tích đánh giá tài liệu và chọn lọc kết quả; Thu thập sử dụng thông tin qua tài liệu và phỏng vấn trực tiếp; Phân tích tổng kết kinh nghiệm. Kết quả nghiên cứu đã xây dựng 4 kiến trúc tham chiếu gồm nghiệp vụ, dữ liệu, ứng dụng và công nghệ của nhóm chuyên ngành đa dạng sinh học trong tổng thể hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu lĩnh vực môi trường để chứng minh tính khả thi của cách tiếp cận này. Các kiến trúc tham chiếu này sẽ tiếp tục được mở rộng và áp dụng các chuyên ngành môi trường khác đã được quy định trong Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 3.0 để thiết lập Kiến trúc tham chiếu tổng thể cho HTTT và CSDL lĩnh vực môi trường.
3 Thiết kế tổng thể hệ thống thông tin bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học quốc gia đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số ngành tài nguyên và môi trường / Lê Hoàng Anh, Mạc Thị Minh Trà // .- 2024 .- Số 5 .- Tr. 41-43 .- 577
Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học quốc gia được xây dựng và đưa vào vận hành, cùng với các cơ sở dữ liệu chuyên ngành đa dạng sinh học khác sẽ hỗ trợ hiệu quả cho công tác quản lý và các hoạt động tác nghiệp; chia sẻ, liên thông với cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia, tạo tiện ích trong việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp, góp phần quan trọng triển khai thực hiện Kế hoạch chuyển đổi số của Bộ TN&MT trong thời gian tới.
4 Huy động các nguồn lực cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại Việt Nam / Nguyễn Mạnh Hà // .- 2024 .- Số 5 .- Tr. 55-57 .- 570
Trình bày các vấn đề: Một số bất cập về nguồn tài chính cho bảo tồn đa dạng sinh học; Tiềm năng huy động nguồn lực từ xã hội, doanh nghiệp và người dân; Đề xuất giải pháp huy động nguồn lực cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học.
5 Giải pháp thúc đẩy hành động vì đa dạng sinh học và hệ sinh thái tại Việt Nam / Trần Ngọc Cường // .- 2023 .- Số 24 (422) - Tháng 12 .- Tr. 27-28 .- 363
Việt Nam được công nhận là một trong 25 nước có đa dạng sinh học cao trên thế giới với nhiều kiểu hệ sinh thái, các loài sinh vật, nguồn gen phong phú và đặc hữu. Tuy nhiên, cũng như nhiều quốc gia khác, chúng ta đang đứng trước không ít thách thức khi mà bảo tồn đa dạng sinh học có liên quan mật thiết tới phát triển kinh tế và ổn định xã hội.
6 Mô hình quản lý tài nguyên và đa dạng sinh học trên cơ sở phân tích cảnh quan khu vực đảo Nam Yết, quần đảo Trường Sa / Ngô Trung Dũng, Nguyễn Đăng Hội // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2022 .- Số 4 (39) .- Tr. 3 - 11 .- 570
Tiếp cận cảnh quan (CQ) là công cụ phù hợp cho định hướng không gian và xây dựng các mô hình quản lý tài nguyên, phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường. Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích đặc điểm, sự phân hóa và chức năng của các đơn vị CQ biển đảo, kết hợp phân tích yêu cầu quản lý, bài báo đã xây dựng mô hình quản lý tài nguyên và đa dạng sinh học (ĐDSH) gắn với nhiệm vụ quốc phòng cho khu vực đảo Nam Yết. Mô hình bao gồm: phân khu bảo tồn nghiêm ngặt ĐDSH; phân khu cảng biển và dịch vụ hậu cần nghề cá; phân khu quần cư, sinh hoạt của lực lượng bảo vệ biển, đảo; phân khu bố trí các tổ đội dân cư; phân khu bố trí lực lượng phối thuộc; phân khu phát triển CQ, môi trường xanh của đảo; phân khu và không gian hoạt động của các lực lượng. Mô hình được thực hiện bởi bộ máy quản lý thống nhất, phân công, phân nhiệm cụ thể, rõ ràng theo yêu cầu của xây dựng khu vực phòng thủ cho quẩn đảo Trường Sa.
7 Giải pháp trọng tâm bảo tồn và phục hồi đa dạng sinh học Việt Nam / Hạnh Nguyên // Tài nguyên & Môi trường .- 2022 .- Số 23 (397) .- Tr. 49-50 .- 577
Thách thức về đa dạng sinh học và ba giải pháp trọng tâm bảo tồn và phục hồi đa dạng sinh học.
8 Hiện trạng đánh giá tác động đa dạng sinh học trong đánh giá tác động môi trường và các đề xuất, kiến nghị / Lê Xuân Cảnh // Môi trường .- 2022 .- Số 8 .- Tr. 54-57 .- 570
Việc đánh giá tác động đa dạng sinh học trong đánh giá tác động môi trường nhằm xác định các yếu tố đa dạng sinh học trong các giai đoạn thực hiện đánh giá tác động môi trường để giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án đến đa dạng sinh học và thúc đẩy các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng bền vững và chia sẻ công bằng lợi đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường trong quá trình thực hiện các dự án có ảnh hưởng đến đa dạng sinh học.
9 Một số nhiệm vụ trọng tâm của Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn 2030 / Hoàng Thị Thanh Nhàn // Môi trường .- 2022 .- Số 4 .- Tr. 14-15, 29 .- 363.7
Phân tích các nội dung, nhiệm vụ chủ yếu, các giải pháp trọng tâm của Chiến lược quốc gia về tình trạng đa dạng sinh học đang bị suy thoái với tốc độ cao nhằm đến năm 2030 sẽ gia tăng diện tích các hệ sinh thái tự nhiên được bảo vệ, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng nền kinh tế xanh, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.
10 Các tác động của ô nhiễm môi trường đối với đa dạng sinh học Việt Nam / GS.TSKH. Đặng Huy Huỳnh // Môi trường .- 2022 .- Số 4 .- Tr. 27-29 .- 363.7
Trình bày về đa dạng sinh học của Việt Nam, tác động của ô nhiễm môi trường đối với đa dạng sinh học ở Việt Nam, đề xuất các giải pháp ngăn chặn ô nhiễm môi trường đối với đa dạng sinh học.