Lượng hóa gánh nặng kinh tế của bệnh tật do môi trường sản xuất thay đổi : trường hợp nghiên cứu ở tỉnh Thừa Thiên Huế áp dụng phương pháp chi phí bệnh tật (COI)
Tác giả: Trần Huỳnh Bảo Châu, Nguyễn Đức Kiên Nguyễn Hoàng Diễm My, Bùi Dũng Thể, Đặng Thị Anh ThưTóm tắt:
Nghiên cứu điều tra 260 nông hộ về tác động sức khỏe và gánh nặng kinh tế liên quan đến môi trường sản xuất nông nghiệp thay đổi ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Phương pháp chi phí bệnh tật (COI) được sử dụng để ước tính chi phí sức khỏe mà bệnh tật gây ra, gồm chi phí y tế trực tiếp và chi phí gián tiếp. Kết quả khảo sát cho thấy các vấn đề sức khỏe liên quan đều xuất hiện trong ngắn hạn, nhất là do tác động của nhiệt độ môi trường bất thường. Ở góc độ kinh tế, gánh nặng bệnh tật hằng năm ước tính là 1.133.619 đồng/người/năm. Kết quả ước lượng mô hình hồi quy cho thấy nhiệt độ môi trường thay đổi là một trong những yếu tố nguy cơ làm gia tăng khả năng xuất hiện các vấn đề sức khỏe của người dân. Ngoài ra, quy mô canh tác, tần suất tiếp xúc với thuốc bảo vệ thực vật cũng là các nhân tố làm gia tăng các vấn đề sức khỏe.
- Tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân thông qua hợp tác công - tư trong xử lý chất thải rắn sinh hoạt
- Các cơ chế tài chính thúc đẩy bảo tồn đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái
- Đánh giá vai trò của nhận thức cộng đồng trong duy trì bền vững đô thị và phát triển dịch vụ hệ sinh thái tại công viên Tao Đàn
- Phát hành trái phiếu xanh tại Việt Nam : thực trạng và khuyến nghị
- Đề xuất các giải pháp ứng phó với đảo nhiệt đô thị để bảo vệ sức khỏe người dân và thích ứng với biến đổi khí hậu