Phát triển cảm biến nano phát hiện thuốc trừ sâu trên trái cây
Tác giả: Mai Văn ThủyTóm tắt:
Nghiên cứu nhằn phát triển cảm biến nano phát hiện thuốc trừ sâu trên trái cây. Các nhà nghiên cứu tại Viện Karolinska (Thụy Điển) đã phát triển thành công một cảm biến nhỏ giúp phát hiện thuốc trừ sâu trên trái cây chỉ trong vài phút. Phương pháp này sử dụng kỹ thuật nhiệt phân phun lửa để phủ các hạt nano bạc trên bề mặt cảm biến, giúp khuếch đại tín hiệu phát hiện hóa chất. Tuy vẫn còn ở giai đoạn đầu, nhưng các nhà nghiên cứu hy vọng những cảm biến nano đầy triển vọng này có thể giúp phát hiện một cách nhanh chóng hàm lượng thuốc trừ sâu có trên thực phẩm trước khi tiêu thụ. Tuy vậy, các kỹ thuật có thể phát hiện thuốc trừ sâu trên trái cây trước khi tiêu thụ bị hạn chế bởi chi phí quá cao, quy trình sản xuất cũng như thiết bị chế tạo các cảm biến quá cồng kềnh. Kết quả cho thấy tiềm năng của các màng cảm biến SERS trong việc nhanh chóng phát hiện dư lượng thuốc trừ sâu, đảm bảo an toàn thực phẩm và sức khỏe con người về lâu dài. Trong tương lai, các cảm biến sẽ có thể được tích hợp trong một bộ kit cầm tay nhỏ bé để mỗi người có thể mang theo dễ dàng khi đi mua rau và hoa quả.
- Nâng cao hiệu quả nhận dạng các tham số dao động dựa trên kỹ thuật tách nguồn mù
- Thăng giáng exciton ngưng tụ của hệ điện tử - lỗ trống mất cân bằng khối lượng
- Nghiên cứu số về phương pháp bias điện áp sử dụng trong giảm dòng nhiệt thông tới bề mặt kim loại
- Numerical study on sheath formation near materials using Particle-In-Cell simulation = Nghiên cứu số về sự hình thành lớp vỏ bọc điện thế gần bề mặt kim loại sử dụng phương pháp mô phỏng Particle-In-Cell
- Port-Hamiltonian modelling of two kinds of electrical circuits = Mô hình hóa Hamilton của hai kiểu mạch điện