CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Cảm biến--Kỹ thuật
1 Phân đoạn đám mây điểm LiDAR dựa trên đặc trưng điểm / Nguyễn Thị Hữu Phương // .- 2024 .- Số 10 (432) - Tháng 5 .- Tr. 45-47 .- 621
Bằng cách sử dụng các đặc trưng điểm LiDAR như độ cao, cường độ phản xạ, giá trị độ xám trong bài toán phân đoạn và phân loại các điểm trong đám mây điểm, ta có thể rút ra được những thông tin rất có giá trị phục vụ các ứng dụng như quản lý nước mặt, lập bản đồ đô thị, lập mô hình lũ lụt, phân loại bề mặt và các dự án kỹ thuật.
2 Hiệu năng mạng cảm biến không dây sử dụng kỹ thuật truyền thông tán xạ ngược và các cơ chế lựa chọn / Hà Kim Tùng, Trương Văn Trương, Hà Đắc Bình // .- 2023 .- Số 04 (59) - Tháng 8 .- Tr. 3-11 .- 621
Khảo sát một mô hình mạng cảm biến không dây sử dụng kỹ thuật truyền thông tán xạ ngược và các cơ chế lựa chọn ăn-ten thu và lựa chọn nút cảm biến. Dựa vào các đặc tính thống kê của kênh truyền không dây, chúng tôi xây dựng các biểu thức dạng tường minh của xác suất dừng hệ thống.
3 Thiết bị phân tích Methanol trong đồ uống có cồn và nhiên liệu xăng / Trần Đại Lâm // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2023 .- Số 5 .- Tr. 35-37 .- 621
Với mục tiêu kiểm soát các nguồn thực phẩm chứa cồn góp phần bảo vệ sức khỏe người dân, các nhà khoa học thuộc Viện Kỹ thuật Nhiệt đới, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã chế tạo thành công cảm biến điện hóa ứng dụng trong phân tích định lượng methanol trong đồ uống có cồn và nhiên liệu xăng. Thành công này còn mở ra hướng mới trong việc phân tích hàm lượng methanol đơn giản, chi phí thấp góp phần bảo vệ môi trường và sức khỏe người sử dụng.
4 Phát triển cảm biến nano phát hiện thuốc trừ sâu trên trái cây / Mai Văn Thủy // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2022 .- Số 8(761) .- Tr. 50-52 .- 621
Nghiên cứu nhằn phát triển cảm biến nano phát hiện thuốc trừ sâu trên trái cây. Các nhà nghiên cứu tại Viện Karolinska (Thụy Điển) đã phát triển thành công một cảm biến nhỏ giúp phát hiện thuốc trừ sâu trên trái cây chỉ trong vài phút. Phương pháp này sử dụng kỹ thuật nhiệt phân phun lửa để phủ các hạt nano bạc trên bề mặt cảm biến, giúp khuếch đại tín hiệu phát hiện hóa chất. Tuy vẫn còn ở giai đoạn đầu, nhưng các nhà nghiên cứu hy vọng những cảm biến nano đầy triển vọng này có thể giúp phát hiện một cách nhanh chóng hàm lượng thuốc trừ sâu có trên thực phẩm trước khi tiêu thụ. Tuy vậy, các kỹ thuật có thể phát hiện thuốc trừ sâu trên trái cây trước khi tiêu thụ bị hạn chế bởi chi phí quá cao, quy trình sản xuất cũng như thiết bị chế tạo các cảm biến quá cồng kềnh. Kết quả cho thấy tiềm năng của các màng cảm biến SERS trong việc nhanh chóng phát hiện dư lượng thuốc trừ sâu, đảm bảo an toàn thực phẩm và sức khỏe con người về lâu dài. Trong tương lai, các cảm biến sẽ có thể được tích hợp trong một bộ kit cầm tay nhỏ bé để mỗi người có thể mang theo dễ dàng khi đi mua rau và hoa quả.
5 Ứng dụng công nghệ cảm biến trong giám sát chất lượng không khí giúp tăng cường tiếp cận thông tin, giảm thiểu ô nhiễm không khí / Nguyễn Quỳnh Giao // Môi trường .- 2021 .- Số 11 .- Tr. 49-51 .- 621
Sử dụng cảm biến trong giáo dục, khoa học công dân và nâng cao nhận thức về ô nhiễm không khí; Dữ liệu từ cảm biến bổ sung cho thông tin và mạng lưới quan trắc hiện có; Sử dụng cảm biến trong nghiên cứu khoa học.
6 Nghiên cứu thiết kế thử nghiệm hệ thống cảm biến chi phí thấp, sử dụng trong công tác quan trắc chất lượng không khí / Hoàng Anh Lê, Nguyễn Việt Thanh, Bùi Hoài Nam, Lee Seung-Bok // Môi trường .- 2021 .- Số 1 .- Tr. 47-50 .- 621
Một số đặc điểm cơ bản và cảm biến chi phí thấp để quan trắc chất lượng không khí; Sử dụng thử nghiệm hệ thống cảm biến chi phí thấp để quan trắc chất lượng không khí; Kết luận.
7 Ứng dụng vi điều khiển arduino và cảm biến lực để chế tạo bộ thí nghiệm khảo sát lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn thẳng có dòng điện / Nguyễn Thành Phúc, Lê Lâm Anh Phi, Ngô Minh Nhựt, Nguyễn Hoàng Long, Nguyễn Tấn Phát, Nguyễn Lâm Duy // Khoa học (Điện tử) .- 2020 .- Số 17(8) .- Trang 1327-1335 .- 629
Trình bày kết quả nghiên cứu nhằm chế tạo một bộ thí nghiệm cho phép khảo sát lực do từ trường của một nam châm điện chữ U tác dụng lên dòng điện chạy trong các đoạn dây của một cạnh khung dây hình chữ nhật bằng cách sử dụng cảm biến lực và vi điều khiển Arduino.
8 Nghiên cứu phương pháp tạo mô hình bề mặt phục vụ đo đạc biến dạng kết cấu bằng công nghệ tương quan hình ảnh / Khúc Đăng Tùng, Andy Nguyễn, Lê Tùng Lâm, Lại Đức Giang // Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng (TLĐiện tử) .- 2020 .- Tập 14 Số 1V .- Tr. 1-11 .- 624
Bài báo này nghiên cứu và thử nghiệm phương pháp đo biến dạng dựa vào kỹ thuật xử lý hình ảnh từ camera, được gọi là thuật toán tương quan hình ảnh (DIC). Nghiên cứu tập trung vào việc thử nghiệm một số các cách tạo mô hình bề mặt nhằm giúp phương pháp đo biến dạng DIC có độ chính xác tốt hơn và phù hợp hơn với từng loại vật liệu bao gồm thép và bê tông. Phương pháp tạo mô hình cho đo đạc biến dạng trong thí nghiệm kéo thanh thép sử dụng chấm bút phủ và phun sơn. Với thí nghiệm nén mẫu bê tông, phương pháp tạo mô hình đốm chấm bao gồm phun sơn trực tiếp, phủ cát, chấm bút phủ và phun sơn qua lưới. Kết quả thực nghiệm cho thấy rằng phương pháp chấm bút phủ phù hợp với thí nghiệm kéo thanh thép, trong khi phương pháp phủ cát và phun sơn trực tiếp khá phù hợp với thí nghiệm nén mẫu bê tông.
9 Ứng dụng mạng cảm biến không dây để điều khiển và giám sát các bộ điều khiển đèn tín hiệu giao thông / Cao nguyễn Khoa Nam, Nguyễn Thị Kim Trúc, Võ Đại Bình // Khoa học Công nghệ Việt Nam .- 2016 .- Tập 4 Số 1/2016 .- Tr. 32-38 .- 621
Trình bày về hệ thống điều khiển và giám sát các bộ điều khiển đèn tín hiệu giao thông tại các nút giao thông sử dụng WSN (Wireless sensor networks) và truyền thông qua mạng 3G. Với sự kết hợp của phần mềm điều khiển và giám sát được cài đặt tại trung tâm và các cảm biến lắp đặt tại các tủ điều khiển, hệ thống cho phép thay đổi chế độ hoạt động của các nút giao thông, cài đặt chu kỳ đèn cũng như phát hiện các sự cố của các bộ điều khiển. Nhờ đó, nâng cao độ tin cậy và chất lượng công tác quản lý và vận hành đối với mạng lưới các nút điều khiển tín hiệu giao thông.
10 Tìm hiểu phân tích những tính năng thông minh của bộ chuyển đổi áp suất ST3000 / ThS. Vũ Văn Sáng, ThS. Hoàng Minh Toán // Tự động hóa ngày nay .- 2015 .- Số 169/2015 .- Tr. 32-34 .- 621
Bộ chuyển đổi áp suất ST 3000 sử dụng cảm biến áp trở và biến áp nhiệt độ cùng với công nghệ xử lý tín hiệu số đã đưa tín hiệu ra tỉ lệ tuyến tính với đại lượng cần đo nhờ bù chính xác ảnh hưởng của nhiệt độ, áp suất tĩnh và đặc tính phi tuyến của cảm biến.