Nghiên cứu mô hình tự đánh giá hiệu quả hoạt động thông qua áp dụng Giải thưởng chất lượng quốc gia và một số đề xuất
Tác giả: Phạm Mạnh TrườngTóm tắt:
Nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động của một số doanh nghiệp đạt Giải thưởng chất lượng quốc gia, qua đó đề xuất một số giải pháp thúc đẩy tự đánh giá các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ở mọi quốc gia trê thế giới luôn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa. Để phát triển, các doanh nghiệp cần có khả năng đo lường hiệu quả hoạt động nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Doanh nghiệp cần theo dõi, đánh giá các khía cạnh như: dịch vụ khách hàng, chất lượng, năng suất, tinh thần của nhân viên, môi trường làm việc và giao hàng đúng hạn. Các mô hình giải thưởng chất lượng, hay còn gọi là mô hình hoạt động xuất sắc, có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp về quản lý chất lượng cũng như cung cấp hướng dấn cho các doanh nghiệp đang mong muốn xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng. Hoạt động tự đánh giá đã được các doanh nghiệp trên khắp thế giới thừa nhận như một công cụ định hướng phát triển các hoạt động liên quan đến chất lượng trong doanh nghiệp.
- Tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân thông qua hợp tác công - tư trong xử lý chất thải rắn sinh hoạt
- Các cơ chế tài chính thúc đẩy bảo tồn đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái
- Đánh giá vai trò của nhận thức cộng đồng trong duy trì bền vững đô thị và phát triển dịch vụ hệ sinh thái tại công viên Tao Đàn
- Phát hành trái phiếu xanh tại Việt Nam : thực trạng và khuyến nghị
- Đề xuất các giải pháp ứng phó với đảo nhiệt đô thị để bảo vệ sức khỏe người dân và thích ứng với biến đổi khí hậu