Mối quan hệ giữa thị trường chứng khoán các nước và Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Phan Trúc Phương, Hồ Thị Lam, Võ Xuân VinhTóm tắt:
Kể từ sau khi đại dịch COVID - 19 xảy ra, thị trường chứng khoán Việt Nam đã nhận được quan tâm đặc biệt từ các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Điều này làm gia tăng sự quan tâm về mối quan hệ giữa các thị trường chứng khoán khi xây dựng danh mục đầu tư. Bài báo này xem xét hiệu ứng lan tỏa của thị trường chứng khoán 6 quốc gia (Mỹ, Pháp, Anh, Đức, Hồng Kông, Nhật Bản) đến thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn nhiều biến động từ năm 2008 đến năm 2021, nhằm cung cấp thêm bằng chứng về tác động của hiệu ứng lan tỏa. Sử dụng mô hình DECO-GARCH đa biến và phương pháp chỉ số lan tỏa, bài báo cung cấp bằng chính xác định sự thay đổi theo thời gian trong tương quan biến động rủi ro giữa các thị trường chứng khoán này. Kết quả hữu ích với nhà đầu tư trong việc dự báo mức độ rủi ro thị trường và xác định sự tồn tại của các lợi ích đa dạng hóa từ các thị trường chứng khoán, đặc biệt là trong thời kỳ bất ổn. Từ quan điểm phân bổ tài sản, cường độ lan tỏa cung cấp nhu cầu (hoặc cơ hội) để xây dựng một chiến lược đa dạng hóa mới. Những phát hiện này rất quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách thị trường Việt Nam để thiết kế các chiến lược tách biệt để bảo vệ khỏi rủi ro lây lan.
- Các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực chấp nhận rủi ro của nhà đầu tư hợp đồng tương lai chỉ số VN30 trên thị trường chứng khoán phái sinh
- Sử dụng mô hình Ipa đánh giá thực trang quản trị rủi ro tài chính của các doanh nghiệp thuộc tập đoàn công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam
- Tuổi giám đốc điều hành và rủi ro thị trường: bằng chứng tại Việt Nam
- Chiến lược ứng phó với rủi ro ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nuôi thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long
- Quản trị rủi ro tài chính tại các doanh nghiệp ngành Xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam