Di cư lao động có đóng góp đa dạng hóa thu nhập của hộ gia đình? Trường hợp của đồng bằng Sông Cửu Long
Tác giả: Huỳnh Trường Huy, Lê Thị Chúc Mai, Nguyễn Phú SonTóm tắt:
Nghiên cứu này nhằm phân tích đa dạng hóa thu nhập gắn với thực trạng di cư từ 1.905 hộ gia đình tại Đồng bằng Sông Cửu Long, được trích lọc từ dữ liệu Điều tra mức sống dân cư Việt Nam năm 2016. Dựa theo lý thuyết chiến lược đa dạng hóa thu nhập của Ellis (2000), di cư lao động (Stark & Bloom, 1985), và chỉ số Herfindahl-Hirschman. Kết quả phân tích cho thấy nhóm hộ có thành viên di cư hoặc khó khăn về kinh tế thể hiện mức độ đa dạng hóa thu nhập cao hơn so với nhóm hộ khác tại địa phương. Đáng quan tâm hơn, kết quả ước lượng cho thấy sự ảnh hưởng tích cực của di cư và dòng tiền gửi về đến chiến lược đa dạng hóa thu nhập, cụ thể nhằm cải thiện đời sống. Từ những kết quả nghiên cứu, một vài đề xuất nghiên cứu chuyên sâu về đa dạng hóa thu nhập và di cư lao động, cũng như hàm ý chính sách thúc đẩy đa dạng hóa thu nhập nhằm cải thiện thu nhập của hộ đã được chỉ ra.
- Phân hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ cho nhà sản xuất có nguy cơ nổ bụi tại Việt Nam
- Ảnh hưởng của đường quan hệ lực cắt - chuyển vị ngang của gối cách chấn đa lớp đến hiệu quả giảm chấn của nhà cách chấn đáy có kết cấu tường gạch
- Nâng cao hiệu quả nhận dạng các tham số dao động dựa trên kỹ thuật tách nguồn mù
- Ảnh hưởng của sườn đứng đến khả năng chịu nén đúng tâm của khối xây bằng gạch đất không nung
- Nguyên nhân phá hủy bề mặt gạch tháp Khương Mỹ và giải pháp hạn chế hư hỏng gạch phục chế, sử dụng gia cường khối xây tháp trong môi trường biển