CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Hộ gia đình
1 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá vai trò của hộ gia đình trong tiếp cận, ứng dụng khoa học công nghệ vào / Mai Thị Huyền, Phạm Thị Dinh, Nguyễn Thị Dương Nga // .- 2023 .- K2 - Số 252 - Tháng 11 .- Tr. 80-85 .- 658
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Tuy nhiên, sự bùng nổ của công nghệ thông tin; quá trình hội nhập quốc tế đòi hỏi chất lượng nông sản càng cao; cùng với diện tích đất bị thu hẹp do đô thị hóa, do biến đổi khí hậu trong khi dân số tăng nên nhu cầu lương thực không ngừng tăng lên… là những thách thức rất lớn đối với sản xuất nông nghiệp.
2 Ảnh hưởng của ô nhiễm bom mìn đến phúc lợi hộ gia đình tại Việt Nam / Nguyễn Ngọc Thụy // .- 2023 .- Số 316 - Tháng 10 .- Tr. 35-44 .- 330
Việt Nam là một quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh và dư âm để lại là sự ô nhiễm nghiêm trọng của bom mìn, vật nổ. Tuy thế, có khá ít nghiên cứu xem xét ảnh hưởng của ô nhiễm bom mìn đến phúc lợi hộ gia đình tại Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu đóng góp vào tổng quan bằng việc cung cấp những bằng chứng định lượng đầu tiên về chủ đề này. Sử dụng mô hình kinh tế lượng vi mô với dữ liệu ô nhiễm bom mìn và điều tra mức sống dân cư tại Việt Nam năm 2018 và 2020, nghiên cứu phát hiện ra rằng ô nhiễm bom mìn có tác động tiêu cực đối với thu nhập của các hộ gia đình. Ô nhiễm bom mìn cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh kế nông nghiệp, từ đó làm giảm thu nhập của các hộ gia đình. Kết quả hàm ý rằng làm sạch ô nhiễm do bom mìn là một vấn đề cấp bách để xây dựng một môi trường an toàn và bền vững cho tất cả mọi người.
3 Liên kết hợp tác xã, doanh nghiệp, hộ gia đình trong sản xuất và tiêu thụ nong sản ở tỉnh Thái Bình / Tô Xuân Dân, Nguyễn Thị Kim Chi, Tô Xuân Hùng // .- 2023 .- Số 3(538) .- Tr. 45-54 .- 658
Bài viết phân tích thực trạng liên kết kinh doanh giữa các hộ gia đình, hợp tác xã và doanh nghiệp trong sản xuất tiêu thụ nông sản với những kết quả đạt được, hạn chế cũng như nguyên nhân của hạn chế, từ đó đề xuất một số giải pháp tăng cường liên kết kinh tế giữa hộ gia đình, hợp tác xã và các doanh nghiệp ở tỉnh Thái Bình trong thời gian tới.
4 Đánh giá các yếu tố tác động đến hiệu quả thực hiện chính sách giáo dục đối với thu nhập của hộ gia đình ở khu vực nông thôn Việt Nam / Vũ Văn Hùng, Hồ Kim Hương // Kinh tế & phát triển .- 2022 .- Số 303 .- Tr. 45-54 .- 330
Thông qua việc khảo sát điều tra 270 hộ gia đình khu vực nông thôn tại 3 tỉnh Hà Giang, Hà Tĩnh và Trà Vinh, bài viết sử dụng phương pháp phân tích đa tiêu chuẩn (MCA) với quy trình phân tích thứ bậc (AHP) để đánh giá các yếu tố tác động đến hiệu quả thực hiện chính sách giáo dục đối với thu nhập của hộ gia đình ở khu vực nông thôn Việt Nam. Kết quả cho thấy các yếu tố kinh tế (0,39) có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả thực hiện chính sách giáo dục, tiếp theo là chính trị (0,21), khoa học công nghệ (0,21) và cuối cùng là yếu tố xã hội.
5 Đánh giá lượng phát thải khí nhà kính của hộ gia đình ở thành phố Cần Thơ / Nguyễn Thị Hồng Điệp, Phan Kiều Diễm, Phạm Thị Bích Thảo, Nguyễn Thanh Giao, Đinh Thị Cẩm Nhung, Nguyễn Kiều Diễm, Hồ Ngọc Linh, Nguyễn Minh Nghĩa // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2022 .- Số 4(Tập 64) .- Tr. 54-59 .- 363
Nghiên cứu đánh giá lượng phát thải khí nhà kính từ các hoạt động dân sinh tại quận Ninh Kiều, Cái Răng và Bình Thủy của TP Cần Thơ. Phương pháp tính toán lượng phát thải dựa trên công thức và hệ số phát thải ô nhiễm ABC EIM (2013) cho 3 loại khí nhà kính gồm CO, CH4 và N2O. Việc phát thải khí nhà kính ngày càng lớn vào khí quyển đã và đang gây tác động nghiêm trọng đến ô nhiễm môi trường, làm thay đổi thành phần và chất lượng không khí; sự nóng lên của khí quyển Trái đất làm nhiệt độ tăng ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Kết quả ước tính và kiểm kê khí nhà kính hàng năm là rất cần thiết nhằm xác định các nguồn và lượng khí phát thải để hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách xây dựng kịch bản giảm nhẹ và giải pháp giảm thiểu lượng phát thải khí nhà kính nhằm cải thiện chất lượng môi trường tại địa phương.
6 Di cư lao động có đóng góp đa dạng hóa thu nhập của hộ gia đình? Trường hợp của đồng bằng Sông Cửu Long / Huỳnh Trường Huy, Lê Thị Chúc Mai, Nguyễn Phú Son // Kinh tế & phát triển .- 2022 .- Số 298 .- Tr. 92-100 .- 330
Nghiên cứu này nhằm phân tích đa dạng hóa thu nhập gắn với thực trạng di cư từ 1.905 hộ gia đình tại Đồng bằng Sông Cửu Long, được trích lọc từ dữ liệu Điều tra mức sống dân cư Việt Nam năm 2016. Dựa theo lý thuyết chiến lược đa dạng hóa thu nhập của Ellis (2000), di cư lao động (Stark & Bloom, 1985), và chỉ số Herfindahl-Hirschman. Kết quả phân tích cho thấy nhóm hộ có thành viên di cư hoặc khó khăn về kinh tế thể hiện mức độ đa dạng hóa thu nhập cao hơn so với nhóm hộ khác tại địa phương. Đáng quan tâm hơn, kết quả ước lượng cho thấy sự ảnh hưởng tích cực của di cư và dòng tiền gửi về đến chiến lược đa dạng hóa thu nhập, cụ thể nhằm cải thiện đời sống. Từ những kết quả nghiên cứu, một vài đề xuất nghiên cứu chuyên sâu về đa dạng hóa thu nhập và di cư lao động, cũng như hàm ý chính sách thúc đẩy đa dạng hóa thu nhập nhằm cải thiện thu nhập của hộ đã được chỉ ra.
7 Thanh Hóa: triển khai thực hiện quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn / Lê Văn Bình // Môi trường .- 2022 .- Số 3 .- Tr. 18-19 .- 363
Để sớm đưa các quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân đi vào cuộc sống, đồng thời đảm bảo các điều kiện cho việc tổ chức thực hiện quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt hiệu quả. Nâng cao tỷ lệ thu gom, phân loại, tăng cường khả năng tái chế, giảm thiểu rác thải gánh nặng cho công tác xử lý chất thải rắn, việc ban hành quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt là rất cần thiết.
8 Đánh giá tiếp cận dịch vụ tài chính chính thức của chủ hộ gia đình Việt Nam / Lê Hoàng Đức // Phát triển & Hội nhập .- 2021 .- Số 60(70) .- Tr. 12-18 .- 332.12
Bài viết sử dụng mô hình hồi quay Probit dựa trên bộ dữ liệu điều tra mức sống hộ gia đình để đánh giá khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính thông qua việc các yếu tố đặc tính cá nhân của chủ hộ. Kết quả cho thấy độ tuổi sử dụng tín dụng chính thức và mối quan hệ này la phi tuyến, đồng thời giới tính ảnh hưởng đến việc sử dụng tài khaorn chính thức và phụ nữa có khuynh hướng sử dụng kênh tín dụng chính thức nhiều hơn.