Mối liên quan giữa một số đặc điểm dịch tễ học, gen TNF-A với nguy cơ mắc bệnh bụi phổi silic
Tác giả: Nguyễn Việt, Nguyễn Ngọc Anh, Phạm Thị Quân, Lê Thị Hương, Lê Thị Thanh XuânTóm tắt:
Trình bày mối liên quan giữa một số đặc điểm dịch tễ học, gen TNF-A với nguy cơ mắc bệnh bụi phổi silic. Bệnh bụi phổi silic là một bệnh nghề nghiệp, biểu hiện tổn thương xơ hóa lan tỏa ở phổi. Nguyên nhân gây bệnh bụi phổi silic đã được biết là do đối tượng hàng ngày hít phải bụi chứa silic tự do. Việc xác định các yếu tố nguy cơ của bệnh bụi phổi silic sẽ làm cơ sở để xây dựng chiến lược, quy trình tầm soát bệnh tùy theo nhóm đối tượng khác nhau. Kết quả cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p=0,026 giữa nồng độ TNF-A trong máu của nhóm có bệnh và nhóm so sánh. Nghiên cứu đã sử dụng đường cong ROC để xác định điểm cắt (0,505 pg/mL) và bước đầu đánh giá độ nhạy và độ đặc hiệu của xét nghiệm TNF-A trong chẩn đoán bệnh bụi phổi silic.
- Phân hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ cho nhà sản xuất có nguy cơ nổ bụi tại Việt Nam
- Ảnh hưởng của đường quan hệ lực cắt - chuyển vị ngang của gối cách chấn đa lớp đến hiệu quả giảm chấn của nhà cách chấn đáy có kết cấu tường gạch
- Nâng cao hiệu quả nhận dạng các tham số dao động dựa trên kỹ thuật tách nguồn mù
- Ảnh hưởng của sườn đứng đến khả năng chịu nén đúng tâm của khối xây bằng gạch đất không nung
- Nguyên nhân phá hủy bề mặt gạch tháp Khương Mỹ và giải pháp hạn chế hư hỏng gạch phục chế, sử dụng gia cường khối xây tháp trong môi trường biển