CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Dịch tễ học

  • Duyệt theo:
1 Đặc điểm dịch tễ học dịch covid-19 lần thứ 4 và một số biện pháp đáp ứng tại tỉnh Bắc Ninh năm 2021 / Đỗ Thị Thanh Toàn, Nguyễn Khắc Từ, Phạm Quang Thái, Phạm Hải Thanh, Hà Đức Doanh, Phan Ngọc Hân, Trần Thị Thuý Thanh // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Tập 156 - Số 08 .- Tr. 261-270 .- 610

Nghiên cứu này được thực hiện theo phương pháp mô tả cắt ngang hồi cứu với toàn bộ ca bệnh nhiễm COVID-19 tại Bắc Ninh trong đợt dịch 4 năm 2021 (5/5/2021 - 27/12/2021). Trong số 10.717 ca bệnh có độ tuổi trung bình là 28,95 tuổi, trong đó nhóm tuổi chủ yếu là từ 15 đến 39 tuổi chiếm 70,44%, bệnh nghề nghiệp có nguy cơ nhiễm bệnh nhiều nhất là công nhân chiếm 60,94% và mối quan hệ tiếp xúc là từ đồng nghiệp cùng cơ quan, công ty chiếm tỷ lệ cao nhất tới 61,88%, KCN Quế Võ 1 có số ca bệnh cao nhất cả tỉnh chiếm 68,15%.

2 Mối liên quan giữa một số đặc điểm dịch tễ học, gen TNF-A với nguy cơ mắc bệnh bụi phổi silic / Nguyễn Việt, Nguyễn Ngọc Anh, Phạm Thị Quân, Lê Thị Hương, Lê Thị Thanh Xuân // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 2(Tập 150) .- Tr. 202-209 .- 610

Trình bày mối liên quan giữa một số đặc điểm dịch tễ học, gen TNF-A với nguy cơ mắc bệnh bụi phổi silic. Bệnh bụi phổi silic là một bệnh nghề nghiệp, biểu hiện tổn thương xơ hóa lan tỏa ở phổi. Nguyên nhân gây bệnh bụi phổi silic đã được biết là do đối tượng hàng ngày hít phải bụi chứa silic tự do. Việc xác định các yếu tố nguy cơ của bệnh bụi phổi silic sẽ làm cơ sở để xây dựng chiến lược, quy trình tầm soát bệnh tùy theo nhóm đối tượng khác nhau. Kết quả cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p=0,026 giữa nồng độ TNF-A trong máu của nhóm có bệnh và nhóm so sánh. Nghiên cứu đã sử dụng đường cong ROC để xác định điểm cắt (0,505 pg/mL) và bước đầu đánh giá độ nhạy và độ đặc hiệu của xét nghiệm TNF-A trong chẩn đoán bệnh bụi phổi silic.

3 Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng của bệnh nhân nhiễm Rickettsia tại một số bệnh viện khu vực đồng bằng sông Cửu Long từ tháng 5/2018 đến tháng 10/2019 / Hoàng Thị Hậu, Nguyễn Vũ Trung, Lê Thị Hội // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 3(Tập 151) .- Tr. 122-128 .- 610

Nhằm xác định tỷ lệ nhiễm Rickettsia tại một số bệnh viện khu vực khu vực đồng bằng sông Cửu Long và mô tả một số đặc điểm dịch tễ, lâm sàng của bệnh nhân. Rickettsia là căn nguyên gây bệnh Rickettsioses – một bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây dịch, lây truyền qua động vật chân đốt (ve, mò, bọ chét, chấy, rận). Bệnh có biểu hiện lâm sàng đa dạng nhưng không đặc hiệu phụ thuộc vào từng loài Rickettsia nên dễ bị bỏ sót hoặc nhầm lẫn trong chẩn đoán. Rickettsia là các thành viên thuộc hai chi Rickettsia và Orientia của họ Rickettsiaceae. Rickettsia là tác nhân gây sốt cấp tính thường gặp, phần lớn cá trường hợp là sốt mò với eschar là triệu chứng gới ý. Realtime PCR nên được chỉ định với các trường hợp nghi ngờ nhiễm trùng do Rickettsia.

4 Bệnh Melioidosis ở Việt Nam : những nổ lực trong nâng cao hiệu quả chẩn đoán và dự phòng / Trần Thị Lệ Quyên, Phạm Công Hoạt, Bùi Thị Việt Hà, Trịnh Thành Trung // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2021 .- Số 8(749) .- Tr. 37-39 .- 610

Melioidosis là bệnh nhiễm trùng cấp tính nguy hiểm. Với sự nỗ lực, miệt mài, sự phối hợp của các bác sĩ tại hơn 40 bệnh viện trong cả nước, cũng như sự ủng hộ của Bộ KH&CN, chúng ta có thể sàng lọc nhanh về bệnh Melioidosis tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu không những đóng góp tri thức hiểu biết về dịch tễ học mà còn giúp các nhà khoa học và các bác sĩ lâm sàng hiểu được đặc tính của chủng vi khuẩn B. pseudomallei, từ đó có định hướng nghiên cứu cũng như điều trị bệnh.

5 Aflatoxin – Độc tố nguy hiểm gây ung thư gan / Nguyễn Ngọc Kim Vy // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2019 .- Số 12 (729) .- Tr. 51 - 52 .- 610

Một nghiên cứu dịch tễ học, tổng hợp số liệu từ 17 nghiên cứu khác nhau được thực hiện ở Trung Quốc, Đài Loan và khu vực phái nam châu Phi cho thấy, Aflatoxin là nguyên nhân gây ra 17% các ca ung thư gan. Aflatoxin có nhiều trong các loại ngũ cốc bị mốc nhu ngô, lạc, sắn… Aflatoxin nguy hiểm không chỉ vì độc tính của nó mà còn vì sự tồn tại dai dẳng (không mất đi khi xử lý ở nhiệt độ 1000C).

6 Xác định tính mẫn cảm kháng sinh của vi khuẩn E. coli và Salmonella spp. phân lập từ phân lợn tiêu chảy / Hoàng Văn Sơn, Mai Danh Luân // .- 2018 .- Số 40 .- Tr. 99-107 .- 610

Với 27 chủng E. coli phân lập được thì 100% các chủng E. coli kiểm tra đều mẫn cảm với Colistin và Amoxillin. Các thuốc có tỷ lệ mẫn cảm thấp hơn là Streptomycin, Gentamycin; Kanamycin, Neomycin và Enrofloxacin. Trong khi đó, 100% các chủng E. coli được kiểm tra đề kháng với Norfloxacin và Tetracyclin. Kết quả phân tích tính đề kháng đa kháng sinh cho thấy có 2/27 chủng kháng 3 và 4 loại thuốc chiếm 7,41%. Kháng lại 5 loại thuốc có 7/27 chủng chiếm 25,93% và có 16/27 chủng kháng lại 6 loại thuốc chiếm 59,26%. Nghiên cứu đã phân lập được 19 chủng Salmonella spp., kết quả kiểm tra tính mẫn cảm kháng sinh cho thấy 100% các chủng Salmonella spp., kiểm tra đều mẫn cảm cao với Colistic và Amocillin, tiếp đến là Kanamycin, Neomycin, Streptomycine, Gentamycin và Tetracyclin. Trong khi đó, các chủng Salmonella spp. phân lập được đề kháng lại Enrofloxacin, Neomycin và Norfloxacin. Phân tích tính đa kháng sinh cho thấy, có 1/19 chủng kháng 3, 4 và 5 loại kháng sinh chiến 5,30%, 9/19 chủng khoáng 7 loại kháng sinh chiếm 47,37%, 7/19 chủng kháng lại 6 loại kháng sinh chiếm 36,84%

7 Một số đặc điểm dịch tễ bệnh giun xoăn dạ múi khế trâu bò tại tỉnh Lạng Sơn và dùng thuốc điều trị / Phan Thị Hồng Phúc, Nguyễn Xuân Hà // .- 2017 .- Số 11 .- Tr. 55-59 .- 610

Qua nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh giun xoăn dạ múi khế trâu, bò tại tỉnh Lạng Sơn, kết quả cho thấy: Tỉ lệ nhiễm giun xoăn dạ múi khế ở trâu là 72,46% ở bò là 69,62%. Trâu, bò chủ yếu nhiễm ở cường độ nhẹ và trung bình. Tỉ lệ mẫu nền chuồng và đất bề mặt khu vực xung quanh chuồng nhiễm trứng và ấu trùng giun xoăn dạ múi khế tương đối cao (30,67% và 23,67%). Các bãi chăn thả trâu, bò thấy đều bị ô nhiễm trứng và ấu trùng giun xoăn dạ múi khế, tỉ lệ mẫu thu thập từ đất bề mặt có kết quả dương tính là 19,67%, mẫu vũng nước đọng là 14,67%, mẫu cỏ là 9,33%. Ba loại thuốc albendazol 7,5 mg/ kg TT, ivermectin 1 ml/12 kgTT, levamisole 1 ml/10 kg TT sử dụng để điều trị giun xoăn dạ múi khế cho trâu, bò có hiệu lực tẩy là 100% và hiệu lực tẩy triệt để trên 88%. Trong đó, levamisole là loại thuốc đạt hiệu lực triệt để cao nhất 95,55% ở trâu và 91,17% ở bò.

8 Tối ưu hóa quy trình phát hiện vi khuẩn Brucella bằng phương pháp PCR tổ hợp / Ngô Khánh Phương, Nguyễn Thị Thùy Dương, Nguyễn Hồng Đan // .- 2018 .- Số 5 .- Tr. 80-85 .- 610

Quy trình dựa trên nghiên cứu của Koichi Imaoka và cộng sự, được tối ưu hóa để xác định đồng thời bốn loài vi khuẩn Brucella phổ biến và protein mảng ngoài (omp2b, omp2a và omp31) được sử dụng. Kết quả cho thấy bằng cách thay đổi nhiệt độ gắn mồi, thời gian biến tính, kéo dài và tăng chu kỳ của phản ứng đã giúp quy trình PCR tổ hợp được tiến hành với điều kiện tối ưu hơn. Sự xuất hiện sản phẩm PCR tổ hợp của bốn cặp mồi là cơ sở để phát hiện các loài vi khuẩn Brucella như sau: B. abortus (B4/B5 và JPF/JPR-ab), B. canis (B4/B5, JPF/JPR-ac và 1A/1AS); B. melitensis (B4/B5, JPF/JPR-ab và 1A/1AS) và B. suis có sản phẩm của cả bốn cặp mồi. Sản phẩm PCR tổ hợp từ việc pha loãng chủng chứng dương Brucella abortus bất hoạt vào mẫu sữa bò cũng cho thấy khả năng ứng dụng phương pháp này vào trong chẩn đoán sớm Brucella ở đàn bò sữa. Việc phát triển phương pháp PCR tổ hợp phát hiện vi khuẩn Brucella là rất cần thiết để có thể chẩn đoán sớm bệnh ở người cũng như ở gia súc để kịp thời ngăn chặn sự lây lan ra cộng đồng qua tiếp xúc cũng như qua thực phẩm.

9 Nghiên cứu tình trạng phơi nhiễm với máu và dịch tể trong thực hành lâm sàng của sinh viên y khoa năm học 2014-2015 / Nguyễn Thị Huyền Thương, Lê Hoàng Thiệu, Hoàng Thu Thảo // .- 2016 .- Số 0 .- Tr. 159-167 .- 610

Xác định tỷ lệ phơi nhiễm với máu và dịch tể trong thực hành lâm sàng của sinh viên y khoa năm học 2014-2015. Kết quả cho thấy sự phơi nhiễm trong quá trình thực hành lâm sàng của sinh viên y khoa là khá cao, chiếm 59,2 phần trăm. Nguyên nhân chủ yếu là do sự chủ quan, thiếu ý thức bảo vệ bản thân, không tuân thủ các quy định bảo hộ. Sinh viên ngành điều dưỡng có tỷ lệ phơi nhiễm cao nhất trong số các ngành học, chiếm 96 phần trăm.

10 Dịch tễ bệnh Chagas và tình hình nghiên cứu bọ xít hút máu Triatoma rubrofasciata (De Geer, 1773) ở Việt Nam / Hồ Viết Hiếu, Lê Thành Đô, Phan Quốc Toản,… // Khoa học và công nghệ Việt Nam .- 2018 .- Số 2 ( Tập 60 ) .- Tr. 13 – 19 .- 614.4

Phân tích đặc điểm dịch tễ học bệnh Chagas và giới thiệu về đặc điểm phân bố, phân loiaj của loài bọ xít hút máu, Triatoma rubrofasciata (De Geer, 1773), một trong những vector truyền bệnh Chagas có phân bố rộng và phổ biến trên thế giới và Việt Nam.