Không gian phát triển nhanh và bền vững tại Việt Nam : bằng chứng thực nghiệm theo chuỗi thời gian
Tác giả: Lý Đại HùngTóm tắt:
Bài viết đánh giá kết quả phát triển nhanh và bền vững tại Việt Nam trong giai đoạn 1990 - 2020. Nội hàm của phát triển nhanh và bền vững được tiếp cận bằng cách kết hợp tăng trưởng nhanh theo thời gian với phát triển bền vững yếu. Cách tiếp cận này được hỗ trợ bởi phương pháp phân tích định tính kết hợp định lượng, với một mô hình vector tự hồi quy cho giai đoạn từ quý II/2008 đến quý II/2021. Bằng chứng thực nghiệm ghi nhận rằng, Việt Nam đã đạt được phát triển nhanh và bền vững trong thời gian vừa qua, tốc độ tăng trưởng thực tế bình quân đang cao hơn so với tốc độ tăng trưởng dài hạn, tỷ lệ tiết kiệm lõi luôn dương, phân phối thu nhập ổn định và tỷ lệ che phủ rừng cải thiện theo tời gian. Tuy nhiên, các kết quả này đang đi kèm với tỷ lệ tiết kiệm lõi suy giảm và bất bình đẳng phân phối thu nhập chậm được cải thiện. Từ đó, bài viết đưa ra một số hàm ý chính sách để thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững trong thời gian tới.
- Thiết kế đô thị vì sức khỏe cộng đồng
- Nghiên cứu các yếu tố hấp dẫn đô thị : lấy TP. HCM làm nghiên cứu điển hình
- Nghiên cứu thực nghiệm xác định áp lực sóng xung kích trên bề mặt đất do 2 lượng nổ liên tiếp trong không khí
- Sử dụng lý thuyết biến dạng cắt tính toán động lực học của dầm bê tông cốt thanh composite aramid trên nền đàn hồi chịu tác dụng của hệ dao động di động
- Kinh nghiệm phát triển kinh tế số của một số quốc gia Đông Á và bài học tham khảo cho Việt Nam