Tăng trưởng kinh tế và ô nhiễm môi trường – Nghiên cứu thực nghiệm ở các nước ASEAN
Tác giả: Phạm Vũ Thắng, Bùi Tú AnhTóm tắt:
Nghiên cứu này nhằm trả lời câu hỏi liệu các nước ASEAN theo đuổi chính sách tăng trưởng kinh tế có gây ra suy thoái môi trường hay ngược lại, cải thiện môi trường theo giả thuyết đường cong môi trường Kuznets (EKC). Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng của 10 nước ASEAN trong giai đoạn 1990–2017 để phân tích định lượng mối quan hệ giữa ô nhiễm môi trường với tăng trưởng kinh tế và các yếu tố khác như: FDI, năng lượng, dân số, và đô thị hoá. Kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy ở toàn khối ASEAN-10, tăng trường kinh tế gây ra ô nhiễm môi trường. Kết quả nghiên cứu ở từng nước cho thấy các nước như: Philippines, Việt Nam, Lào, Myanmar, và Cambodia đang ở nửa trái đường cong EKC, nghĩa là tăng trưởng kinh tế sẽ dẫn đến suy thoái môi trường; các nước ASEAN còn lại đã ở nửa phải đường cong, nghĩa là tăng trưởng kinh tế giúp cải thiện môi trường.
- Phân hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ cho nhà sản xuất có nguy cơ nổ bụi tại Việt Nam
- Ảnh hưởng của đường quan hệ lực cắt - chuyển vị ngang của gối cách chấn đa lớp đến hiệu quả giảm chấn của nhà cách chấn đáy có kết cấu tường gạch
- Nâng cao hiệu quả nhận dạng các tham số dao động dựa trên kỹ thuật tách nguồn mù
- Ảnh hưởng của sườn đứng đến khả năng chịu nén đúng tâm của khối xây bằng gạch đất không nung
- Nguyên nhân phá hủy bề mặt gạch tháp Khương Mỹ và giải pháp hạn chế hư hỏng gạch phục chế, sử dụng gia cường khối xây tháp trong môi trường biển