Tội cố ý làm trái và tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng : Góc nhìn lý luận và thực tiễn trong tình hình mới
Tác giả: Nguyễn Quang AnhTóm tắt:
Thời gian gần đây, qua theo dõi một số phiên tòa xét xử, có thể thấy nhiều bị cáo bị truy tố về tội danh "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" - Điều 165 Bộ luật Hình sự năm 1999 (nay được thay thế bằng 09 tội danh khác trong Bộ luật Hình sự năm 2015). Tuy nhiên, cũng có luồng ý kiến khác cho rằng bị cáo chỉ phạm tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" - Điều 285 Bộ luật Hình sự năm 1999 (nay là Điều 360 Bộ luật Hình sự năm 2015). Vậy, sự khác biệt giữa hai tội danh này là gì? Trong bài viết dưới đây, tác giả sẽ phân tích một số vấn đề bất cập và dễ gây nhầm lẫn trong quá trình giải quyết một vụ án hình sự cụ thể liên quan đến hai loại tội danh này. Qua đó, đề xuất một số kiến nghị, giải pháp để giải quyết những vụ án tồn đọng áp dụng theo Bộ luật Hình sự năm 1999 và sửa đổi bổ sung liên quan đến hai loại tội danh này theo Bộ luật Hình sự năm 2015
- Tác động của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức đến lượng khí thải CO2 tại các quốc gia Châu Á : tiếp cận theo ngưỡng đô thị hóa
- Tác động của thực hiện các yếu tố ESG tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại tại khu vực châu Á
- Kinh nghiệm phát triển nền “kinh tế bạc” của Trung Quốc trong bối cảnh già hoá dân số và bài học cho Việt Nam
- Phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam : đổi mới từ nhận thức đến thực tiễn
- Ứng dụng công nghệ chuỗi khối (Blockchain) trong đổi mới sáng tạo tài chính