Ngưỡng mật độ Streptococcus agalactiae gây bệnh Streptococcosis ở cá rô phi (Oreochromis sp.) nuôi ao nước ngọt
Tác giả: Trương Thị Mỹ Hạnh, Nguyễn Thị Hạnh, Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Phạm Thị Yến, Lê Thị Mây, Võ Văn Nha, Đặng Thị LụaTóm tắt:
Nghiên cứu nhằm xác định ngưỡng mật độ Streptococcus agalactiae gây bệnh Streptococcosis ở cá rô phi (Oreochromis sp.) nuôi ao nước ngọt. Cá rô phi là loài cá có giá trị kinh tế, thương mại và dinh dưỡng, có nhiều ưu điểm như sinh trưởng nhanh, dễ nhân giống, có thể sinh trưởng và phát triển ở biên độ dao động môi trường lớn, dễ chuyển đổi thức ăn bổ sung. Biểu hiện chính bắt gặp cá nhiễm S. agalactiae là cá giảm ăn, bơi không định hướng, vơi vòng tròn, đục mắt, lồi mắt, giải phẫu nội tạng ghi nhận gan, lách sưng, bụng tích nhiều dịch lỏng. Bệnh xuất hiện ở cá khi có sự tương tác giữa động vật thủy sản, mầm bệnh và môi trường sống, đồng thời mất cân bằng giữa 3 yếu tố này như cá yếu, giảm sức đề kháng, mật độ mầm bệnh gia tăng hay điều kiện môi trường bất lợi. Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học có ý nghĩa giúp xác định thời điểm áp dụng giải pháp kỹ thuật đê giảm thiểu mật độ Streptococcus agalactiae cũng như cải thiện chất lượng môi trường nhằm hạn chế bùng phát bệnh.
- Tổng hợp copolyme cấu trúc liên hợp poly(3-hexylthiophene-random-benzoyl dithieno[3,2-b:2’,3’-d]pyrrole) bằng phương pháp điện hóa
- Cấu trúc nano xốp trật tự 3 chiều CdS/ZnO cho hiệu suất cao trong ứng dụng quang điện hóa tách nước
- Ứng dụng Số phức giải toán chứng minh trong Hình học phẳng
- Nghiên cứu ứng dụng mô hình hóa toán học thông qua giảng dạy môn học hình họa và vẽ kỹ thuật
- Ảnh hưởng của tỉ lệ Na/Al đến tính chất quang của ion Eu3+ trong thủy tinh x.Na2O-(25-x).Al2O3-75SiO2-0.5Eu2O3