Đánh giá khả năng hình thành bùn hạt hiếu khí trên mô hình công nghệ SBR trong phòng thí nghiệm
Tác giả: Phạm Văn Doanh, Nguyễn Bình Minh, Trần Thị Việt NgaTóm tắt:
Phân tích đánh giá khả năng hình thành bùn hạt hiếu khí trên mô hình công nghệ SBR trong phòng thí nghiệm. Bùn hạt hiếu khí có thể ứng dụng rộng rãi với các chất nền và các loại nước thải khác nhau. So với bùn hoạt tính thông thường, bùn hạt hiếu khí có cơ cấu tốt, khả năng duy trì sinh khối cao và có thể xử lý các hợp chất độc hại trong nước thải. Bùn hạt hiếu khí không chỉ có tác dụng loại bỏ tốt các bon mà còn có khả năng loại bỏ nitơ và phốt pho, vì vậy bùn hạt hiếu khí được sử dụng để xử lý nước thải sinh hoạt, nhà máy chế biến thực phẩm, chăn nuôi,… Nghiên cứu trình bày quá trình hình thành và phát triển của bùn hạt hiếu khí trong điều kiện phòng thí nghiệm với chất nền là acetate, bùn hoạt tính dùng để nuôi cấy được lấy từ Trạm xử lý nước thải. Kết quả cho thấy, sự hình thành bùn hạt tại mô hình A rất khó khăn. Ngược lại, tại mô hình B, bùn hạt được hình thành và phát triển ổn định sau 30-45 ngày thí nghiệm.
- Tác động biến đổi khí hậu đến sự phát triển bền vững của Việt Nam
- Giảm thiểu ngập úng cho các đô thị vùng Đồng bằng sông Hồng trong điều kiện biến đổi khí hậu đảm bảo phát triển bền vững
- Mô hình xử lý chất thải rắn hữu cơ tại nguồn nhằm giảm thiểu phát thải khí nhà kính gây biến đổi khí hậu
- Đánh giá tiềm năng sản xuất khí sinh học từ phế phụ phẩm ngành chế biến rau quả tại Việt Nam
- Mô hình khai thác, sử dụng hè phố để phát triển du lịch, kinh tế đô thị bền vững tại Thủ đô Hà Nội