Tình trạng dinh dưỡng của người bệnh ung thư dạ dày trong quá trình điều trị hóa chất tại Bệnh viện K năm 2020-2021
Tác giả: Nguyễn Thị Thúy, Lê Thị Hương, Nguyễn Thị ThanhTóm tắt:
Đánh giá thay đổi tình trạng dinh dưỡng của người bệnh ung thư dạ dày trong quá trình điều trị hóa chất tại Bệnh viện K năm 2020-2021. Ung thư dạ dày là một trong các bệnh lý ung thư phổ biến nhất trên thế giới. Đây cũng là bệnh ung thư mà người bệnh có tỉ lệ gimar cân và được chẩn đoán suy dinh dưỡng cao. Hậu quả của tình trạng suy dinh dưỡng ở người bệnh ung thư đường tiêu hóa nói chung hay ung thư dạ dày nói riêng đó là làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, liên quan trực tiếp đến tiên lượng và hiệu quả điều trị bệnh, giảm đáp ứng với hóa trị, tăng độc tính và biến chứng do hóa trị thường xuyên, nghiêm trọng hơn, kéo dài thời gian điều trị và giảm chất lượng sống. Việc đánh giá tình trạng dinh dưỡng và nghiên cứu về các vấn đề tiêu hóa mà người bệnh ung thư dạ dày gặp phải trong quá trình điều trị hóa chất sau phẫu thuật là rất quan trọng, cần có can thiệp kịp thời về dinh dưỡng để nâng cao thể trạng, tăng đáp ứng với điều trị và nâng cao chất lượng sống.
- Kết quả phẫu thuật triệt căn điều trị ung thư biểu mô dạ dày ở người cao tuổi: Hồi cứu 90 ca bệnh
- Bước đầu đánh giá kết quả điều trị của phác đồ chứa ramucirumab trong ung thư dạ dày giai đoạn muộn tại bệnh viện K
- Sự kết hợp mới của miRNA huyết thanh như là dấu ấn sinh học không xâm lấn đầy hứa hẹn để phát hiện ung thư dạ dày
- Cắt đoạn dạ dày cực dưới với miệng nối kiểu péan điều trị ung thư 1/3 dưới dạ dày ở người cao tuổi
- Xác định mic và đột biến kháng levofloxacin của helicobacter pylori ở bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng tại Tiền Giang